Giấy phép ATTP ĐTM là gì? Ý nghĩa của báo cáo đánh giá tác động môi trường
ĐTM là gì? ĐTM là viết tắt của từ gì?
Việc đánh giá tác động môi trường luôn được doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Điều này giúp doanh nghiệp giữ gìn và bảo vệ môi trường, từ đó đảm bảo sự phát triển bền vững mà không cần đánh đổi môi trường lấy lợi ích kinh tế ngay lập tức. Hiện nay, các doanh nghiệp đang áp dụng ĐTM để giải quyết vấn đề này. Vậy, ĐTM là gì và có ý nghĩa như thế nào với doanh nghiệp? Hãy cùng GOODVN tìm hiểu ngay dưới đây!
ĐTM là gì? ĐTM là viết tắt của từ gì?
“ĐTM là viết tắt của từ gì, đánh giá ĐTM là gì, ĐTM là gì” là những cụm từ được tìm kiếm phổ biến trên internet hiện nay. ĐTM được viết tắt của Đánh giá tác động môi trường. Có thể hiểu, ĐTM là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án quy hoạch, phát triển kinh tế – xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác. Từ đó, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường.
ĐTM giúp tiết kiệm thời gian và kinh phí trong quá trình phát triển lâu dài. Qua việc xem xét các yếu tố môi trường tổng hợp trong quá trình ra quyết định ở giai đoạn quy hoạch của các cơ sở, địa phương và Chính phủ, ta có thể tránh được những chi phí không cần thiết và những hoạt động sai lầm mà hậu quả của chúng phải khắc phục một cách tốn kém trong tương lai.
Hồ sơ đánh giá tác động môi trường ĐTM là gì?
Hồ sơ ĐTM hay Báo cáo đánh giá tác động môi trường là một hồ sơ được lập ra nhằm xem xét và dự báo các vấn đề liên quan đến môi trường của một dự án. Mục đích của ĐTM là tìm ra các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường trong quá trình hoạt động của dự án. Đặc biệt, qua báo cáo ĐTM, chủ dự án cam kết tuân thủ đúng theo Quy định của Luật bảo vệ môi trường hiện hành.
Cơ sở pháp lý áp dụng khi lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Luật bảo vệ môi trường 55/2014/QH13 ban hành ngày 23/06/2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP, Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 05 năm 2019 Sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.
- Thông tư 25/2019/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2019 Quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định 40/2019/NĐ-CP.
Các đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
Để xác định danh sách các đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, ta có thể tham khảo phụ lục II của Nghị định 18/2015/NĐ-BTNMT. Dự án thuộc 111 nhóm dự án trong 19 lĩnh vực như: Xây dựng; Sản xuất vật liệu xây dựng; Giao thông; Năng lượng, phóng xạ; Điện tử, viễn thông; Thủy lợi; Dầu khí; Xử lý chất thải; Chế biến thực phẩm; Sản xuất phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật; Hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm; Dệt nhuộm và may mặc…
Dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động và đã được phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường tương đương với các dự án thuộc 111 nhóm dự án.
Dự án có tên gọi khác nhưng có tính chất và quy mô tương đương các dự án thuộc 111 nhóm dự án.
Ý nghĩa của báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM
Đánh giá tác động môi trường ĐTM có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Dưới đây là những ý nghĩa mà các chuyên gia công nhận:
Thứ nhất, ĐTM được coi là công cụ quản lý môi trường quan trọng trong xã hội. Nó giúp quá trình quy hoạch môi trường diễn ra hiệu quả và các dự án được triển khai sớm. Đặc biệt, giúp giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường trong thời gian dài.
Thứ hai, báo cáo đánh giá tác động môi trường là công cụ gắn kết mối quan hệ giữa Nhà nước, cơ quan chức năng và cộng đồng. Thông qua việc tiến hành điều tra xã hội học, ý kiến đóng góp của cộng đồng sẽ có hiệu quả cao khi nó là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm. Thông qua các kiến nghị của báo cáo đánh giá tác động môi trường, doanh nghiệp và Nhà nước sẽ có các hoạt động thận trọng hơn trong việc xây dựng và thực hiện dự án để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Thứ ba, báo cáo ĐTM giúp huy động sự đóng góp của đông đảo tầng lớp trong xã hội. Từ đó, giúp bảo vệ môi trường trong thời gian dài. Đồng thời, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của các cơ quan quản lý, chủ dự án và toàn dân đối với việc bảo vệ môi trường. Đánh giá tác động môi trường ĐTM cũng phát huy được tính công khai của việc thu thập thông tin, khảo sát, thực nghiệm và đánh giá nhằm thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường hiệu quả. Trên cơ sở đó, nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc tham gia ĐTM giúp doanh nghiệp.
Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM
- Bước 1: Xem xét thông tin; Tra cứu văn bản pháp lý áp dụng và trao đổi với chủ đầu tư;
- Bước 2: Khảo sát, lấy mẫu, đánh giá hiện trạng môi trường nền;
- Bước 3: Xây dựng nội dung báo cáo ĐTM;
- Bước 4: Tham vấn cộng đồng (đối với dự án thuộc đối tượng cần tham vấn cộng đồng);
- Bước 5: Hoàn thiện báo cáo Đánh giá tác động môi trường ĐTM và chủ đầu tư xem xét nội dung báo cáo;
- Bước 6: Trình báo cáo ĐTM đến cơ quan chức năng phê duyệt;
- Bước 7: Bảo vệ báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM trước hội đồng thẩm định;
- Bước 8: Hoàn thiện báo cáo ĐTM theo yêu cầu của hội đồng thẩm định, chủ đầu tư xem xét lại nội dung;
- Bước 9: Trình nộp lại báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM và nhận quyết định phê duyệt ĐTM cho dự án.
Thời gian thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM
Hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thời hạn thẩm định tối đa là 45 ngày làm việc, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp dự án phức tạp về tác động môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là 60 ngày làm việc.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM không thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thời hạn thẩm định tối đa là 30 ngày làm việc, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với những dự án phức tạp về tác động môi trường, thời hạn thẩm định là 45 ngày làm việc.
Thời hạn phê duyệt ĐTM tối đa là 15 ngày làm việc, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đánh giá tác động môi trường là một vấn đề mà bất kỳ tổ chức hoặc doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm trong quá trình hoạt động. Qua bài viết này, hy vọng GOODVN đã giúp bạn đọc hiểu được ĐTM là gì. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn đăng ký chứng nhận ISO về vấn đề môi trường, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 0945.001.005 để được tư vấn nhanh chóng nhất.