Biếng ăn sinh lý là gì? Dấu hiệu nhận biết và 6 giải pháp cho mẹ
Biếng ăn sinh lý là tình trạng mà trẻ thường gặp khi cơ thể phát triển ở những giai đoạn khác nhau. Nếu không được giải quyết kịp thời, biếng ăn sinh lý có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Hãy cùng Doppelherz tìm hiểu dấu hiệu và 6 giải pháp giúp cải thiện hiệu quả tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu khái niệm biếng ăn sinh lý là gì?
Biếng ăn sinh lý ở trẻ là tình trạng mà trẻ đột ngột trở nên lười ăn, bỏ bữa, hoặc ăn ít hơn so với bình thường trong khoảng 1-2 ngày. Cũng có trường hợp trẻ biếng ăn kéo dài đến 1-2 tuần tùy vào giai đoạn phát triển. Trong quá trình phát triển, trẻ có thể gặp tình trạng biếng ăn sinh lý nhiều lần, ví dụ như thời điểm ăn dặm, mọc răng, tập đi, tập nói… Trong giai đoạn này, cơ thể trẻ trải qua các thay đổi sinh lý, từ đó dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn sinh lý.
Những biểu hiện của biếng ăn sinh lý ở trẻ
Dưới đây là những dấu hiệu cha mẹ cần quan tâm để nhận biết:
- Trẻ đột ngột trở nên lười ăn, bỏ bữa: Đối với trẻ đang ăn dặm, lượng thức ăn trẻ tiêu thụ rất ít, hầu như không có hứng thú ăn bất kỳ thứ gì, thậm chí là những món ăn mà trẻ yêu thích hàng ngày.
- Trẻ ngậm thức ăn lâu và lười nuốt: Trong quá trình ăn uống, trẻ thường không hợp tác, ngậm thức ăn lâu và không nuốt, thậm chí là quấy khóc, nhè thức ăn ra ngoài. Bữa ăn của trẻ có thể kéo dài đến vài tiếng đồng hồ trong sự chán nản và mệt mỏi của cha mẹ.
- Trẻ nghịch ngợm, mải chơi, không tập trung ăn uống: Trẻ ở giai đoạn bắt đầu tập bò, tập đi thích khám phá những điều mới mẻ từ môi trường xung quanh. Do đó, trẻ thường không chịu ngồi yên trong mỗi giờ ăn, nhiều trẻ hiếu động thậm chí lúc ăn còn không chú ý và mải chơi.
- Trẻ sơ sinh biếng ăn sinh lý, cha mẹ cũng có thể nhận biết qua những biểu hiện sau đây:
- Trẻ không đòi bú, thời gian ít nhất là từ 3 đến 5 ngày.
- Trẻ không đưa ra dấu hiệu đói như mút ngón tay, tém miệng, liếm môi, mắt quay xung quanh tìm kiếm…
- Khi cho trẻ bú, trẻ thường né tránh và quay mặt đi.
- Trẻ không tăng cân hoặc cân nặng giảm, có dấu hiệu suy dinh dưỡng.
Các giai đoạn trẻ biếng ăn sinh lý, cha mẹ đã biết?
Nhìn chung, trẻ có thể trải qua nhiều giai đoạn biếng ăn sinh lý khác nhau, có thể chia thành các giai đoạn sau:
- Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh: Khi vào giai đoạn này, trẻ bắt đầu nhận thức về thế giới xung quanh, có khả năng nhìn gần và cảm nhận âm thanh. Do đó, trẻ thức nhiều hơn, quấy khóc và có thể ngại bú.
- Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 3 tháng tuổi: Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu tập lẫy, quan sát xung quanh và khám phá môi trường.
- Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 6 tháng tuổi: Đây là thời điểm trẻ bắt đầu ăn dặm và làm quen với nhiều loại thức ăn mới.
- Giai đoạn từ 9-10 tháng tuổi: Đây là thời điểm trẻ đang tập bò, tập đứng và tập đi, do đó những bữa ăn trở nên không còn hấp dẫn và kích thích như trước. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm trẻ bắt đầu mọc răng, trẻ có cảm giác đau sưng lợi, sốt tiêu chảy gây cảm giác khó chịu và mệt mỏi, dẫn đến chán ăn.
- Giai đoạn từ 2-3 tuổi: Đây là thời điểm trẻ bắt đầu đi nhà trẻ, điều này tạo ra sự xáo trộn khi trẻ thay đổi môi trường và ảnh hưởng đến tâm lý, gây ra biếng ăn.
Nguyên nhân tạo ra tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ nhỏ?
Có 2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng trẻ biếng ăn sinh lý ở trẻ nhỏ, đó là:
Trẻ ở giai đoạn chuyển biến sinh lý
Như đã đề cập ở trên, khi trẻ bước vào giai đoạn chuyển biến sinh lý như tập đi, tập bò, tập nói, tập ăn dặm, có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn. Vì đây là giai đoạn trẻ muốn khám phá thế giới xung quanh, tìm hiểu và học các kỹ năng mới, nên sẽ có một số thay đổi trong việc ăn uống.
Mẹ bầu thiếu chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai
Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu có thể đã không cung cấp đủ chất dinh dưỡng hoặc không bổ sung đúng cách, dẫn đến thiếu hụt các chất cần thiết cho thai nhi như sắt, kẽm, canxi và các vitamin thiết yếu khác. Điều này có thể gây nguy cơ sinh non, thiếu tháng, suy dinh dưỡng, lười bú hoặc giảm lượng ăn so với trẻ cùng tuổi.
Những giải pháp cải thiện biếng ăn sinh lý ở trẻ nhỏ
Cha mẹ quan tâm làm thế nào để cải thiện biếng ăn sinh lý là điều rất quan trọng. Trẻ biếng ăn sinh lý có thể được giải quyết nếu có các phương pháp phù hợp. Dưới đây là 6 giải pháp giúp trẻ khắc phục tình trạng biếng ăn sinh lý:
Chú ý vấn đề thức ăn
Thức ăn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn sinh lý, do đó, cha mẹ cần chú ý những điều sau:
- Khi trẻ chuyển từ sữa sang ăn dặm, nên cho trẻ ăn thức ăn nhuyễn trước khi chuyển sang thức ăn rắn. Điều này giúp cơ thể trẻ thích nghi dần với thay đổi thức ăn, đồng thời bảo vệ đường ruột trẻ tránh khỏi sự mất cân bằng sinh học trong ruột.
Chú ý vấn đề tâm lý của trẻ
Tình trạng tâm lý của trẻ ảnh hưởng đến khả năng ăn uống của trẻ. Vì vậy, để trẻ có tâm lý tốt khi ăn uống, cha mẹ có thể áp dụng những biện pháp động viên và khuyến khích, giúp trẻ có sự hứng thú trong các bữa ăn.
Với trường hợp trẻ chỉ uống sữa, không ăn
Theo nghiên cứu, trẻ chỉ uống sữa và không ăn, lượng calo cung cấp cho cơ thể rất ít, chỉ khoảng 450 kcal. Trẻ ở độ tuổi ăn dặm cần nhiều hơn 700kcal mỗi ngày. Do đó, trẻ chỉ uống sữa mà không ăn sẽ dẫn đến thiếu calo, gây suy dinh dưỡng và sút cân.
Với trường hợp trẻ bỏ bữa
Đối với những trường hợp trẻ bỏ bữa, có thể là do trẻ không cảm thấy đói và không muốn ăn vào thời điểm đó. Vì vậy, cha mẹ nên để trẻ đói và dọn bữa ăn đi, sau đó cho trẻ tiếp tục ăn trong bữa tiếp theo. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần kiểm soát lượng thức ăn, đảm bảo trẻ ăn đủ dưỡng chất trong một ngày.
Trường hợp trẻ bị nôn trớ khi ăn
Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện và nhạy cảm, phối hợp với việc trẻ nằm ngang khi ăn dễ gây nôn trớ. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý những điều sau để tránh tình trạng nôn trớ:
- Không cho trẻ bú quá nhiều cùng một lúc, nên chia nhỏ thành nhiều lần bú và dừng khi trẻ đã cảm thấy no.
- Khi bú, không để trẻ nằm ngang và vỗ ợ hơi cho trẻ sau khi bú xong để tránh việc trẻ nuốt phải bọt khí.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Optima – Giải pháp hỗ trợ cải thiện biếng ăn ở trẻ
Ngoài những giải pháp đã nêu ở trên, cha mẹ cũng có thể bổ sung một số vi chất dinh dưỡng cần thiết để cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ. Một lựa chọn được đề xuất là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Optima của thương hiệu Doppelherz – Thương hiệu uy tín với hơn 120 năm phát triển.
Sản phẩm này có công thức đặc biệt, cung cấp Lysine và 17 loại vitamin cùng khoáng chất thiết yếu, mang lại các lợi ích sau:
- Hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
- Hỗ trợ kích thích tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, phát triển cơ thể khỏe mạnh.
- Là sản phẩm duy nhất dành cho trẻ biếng ăn có 4 thành phần hỗ trợ chức năng tạo máu: Sắt, axit folic, mangan và iodine giúp giảm nguy cơ thiếu máu ở trẻ.
- Sản phẩm không gây tăng cân giả mạo hay giữ nước.
- Si-rô có vị cam thơm ngon, dễ uống và tiết kiệm.
Trên đây là các thông tin chi tiết về tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ nhỏ. Doppelherz hy vọng cha mẹ đã thu thập được nhiều kiến thức hữu ích về vấn đề này để giúp trẻ điều chỉnh và tránh những rắc rối, đồng thời bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Để nhận được sự tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc, bạn có thể gọi đến số hotline 1800 1770.