Blog

Quy định về chứng chỉ kế toán viên [Chi tiết 2023]

Quy định liên quan đến chứng chỉ kế toán viên là gì? Hãy cùng tôi tìm hiểu thông tin chi tiết về các thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

1. Chứng chỉ hành nghề kế toán (CPA) là gì?

Chứng chỉ hành nghề kế toán (CPA) chính là giấy chứng nhận hành nghề kế toán do Bộ Tài Chính cấp sau khi đã vượt qua một kỳ thi đạt chuẩn từ Bộ Tài Chính. Chứng chỉ này phản ánh khả năng và phẩm chất của một kế toán viên, liệu họ có phù hợp với các yêu cầu của nhà tuyển dụng hay không.

Người dự thi chứng chỉ hành nghề kế toán phải đạt từ 5 điểm trở lên trong các môn sau:

  • Thuế và quản lý thuế nâng cao.
  • Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp.
  • Kế toán tài chính và kế toán quản trị nâng cao.
  • Tài chính và quản lý tài chính nâng cao.

Thời gian làm bài cho mỗi môn viết là khoảng 180 phút, còn thời gian làm bài cho môn ngoại ngữ là 120 phút.

2. Điều kiện dự thi chứng chỉ hành nghề kế toán

Theo Điều 4, Thông tư 91/2017/TT-BTC thay thế Thông tư 129/2012/TT-BTC, để dự thi chứng chỉ hành nghề kế toán, cần đáp ứng các điều kiện sau:

2.1 Điều kiện về đạo đức nghề nghiệp

Phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết và ý thức chấp hành pháp luật.

2.2 Điều kiện về bằng cấp

Phải có một trong các bằng cấp sau:

  • Bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính hoặc ngân hàng.
  • Bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình/chuẩn tiết các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trong tổng số học trình/chuẩn tiết của khóa học.
  • Bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khóa học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm theo quy định của pháp luật.

2.3 Điều kiện về thời gian làm việc thực tế

Cần có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán ít nhất là 36 tháng. Thời gian này được tính từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học (hoặc sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi. Thời gian công tác thực tế về kiểm toán bao gồm thời gian làm trợ lý kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán, thời gian làm kiểm toán nội bộ tại bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị, thời gian làm kiểm toán tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước.

3. Hồ sơ dự thi chứng chỉ hành nghề kế toán

Theo quy định tại Điều 5, Thông tư 91/2017/TT-BTC, hồ sơ dự thi chứng chỉ hành nghề kế toán cần bao gồm:

  • Phiếu đăng ký dự thi cần có xác nhận từ cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc từ Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú.
  • 1 ảnh màu kích cỡ 3×4 và đóng dấu giáp lai.
  • Giấy xác nhận về thời gian công tác thực tế của ứng viên dự thi.
  • Bản sao chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu.
  • Sơ yếu lý lịch có xác nhận từ cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc từ Uỷ ban nhân dân địa phương nơi cư trú.
  • Bản sao các văn bằng được quy định tại điều kiện dự thi. Nếu người dự thi tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác thì phải nộp kèm bảng điểm có chứng thực ghi rõ số đơn vị học trình của tất cả các môn học. Đối với các ảnh màu mới chụp, kích cỡ 3×4cm, cần nằm trong khoảng thời gian 6 tháng và cần sử dụng 2 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người nhận.

4. Các đối tượng bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề kế toán (CPA)

Các đối tượng sau đây bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề kế toán:

4.1 Kế toán trưởng

Để làm Kế toán trưởng, yêu cầu phải có:

  • Chứng chỉ Kế toán trưởng.
  • Có chuyên môn và nghiệp vụ ngành kế toán từ bậc trung cấp.
  • Có thời gian làm việc thực tế về kế toán ít nhất 2-3 năm.
  • Có chứng chỉ CPA.

4.2 Người được thuê làm sổ sách kế toán

Phải đáp ứng tiêu chuẩn nghề nghiệp quy định trong Luật kế toán và phải có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán và chứng chỉ CPA.

4.3 Cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán

Cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán cần:

  • Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
  • Cần có văn phòng và địa chỉ giao dịch, cũng như phải đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán.
  • Cần có chứng chỉ kiểm toán viên hoặc chứng chỉ CPA do Bộ Tài Chính cấp.

Người hành nghề kế toán trong các doanh nghiệp kế toán phải:

  • Có hợp đồng lao động với các doanh nghiệp này, đảm bảo tiêu chuẩn nghề nghiệp quy định trong Luật kế toán.
  • Cần có chứng chỉ kiểm toán viên hoặc chứng chỉ CPA do Bộ Tài Chính cấp.

4.4 Chủ sở hữu của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán

Chủ sở hữu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải là cá nhân có chứng chỉ hành nghề để đảm bảo chất lượng cung cấp dịch vụ, cũng như gắn trách nhiệm của người góp vốn với trách nhiệm nghề nghiệp.

5. Những câu hỏi thường gặp

Chứng chỉ kế toán viên có thời hạn bao lâu?

Theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 9 Thông tư số 199/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính, chứng chỉ kế toán viên có giá trị sử dụng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp theo quy định tại Khoản 2 Điều 53 của Luật Kế toán. Sau khi hết thời hạn 5 năm, học viên có thể yêu cầu cấp lại chứng chỉ, nhưng phải tham gia học lại khóa học bồi dưỡng kế toán viên.

Những người không được đăng ký hành nghề kế toán viên?

Thi tuyển viên chức vị trí kế toán có cần chứng chỉ kế toán viên không?

Tôi thiếu 2 tháng để thi kiểm toán viên nhưng thời gian công tác thực tế của tôi tại công ty kiểm toán có thời gian hơn 36 tháng, tôi có được tham gia kỳ thi kiểm toán viên năm 2019 không?

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi về chứng chỉ kế toán viên mà chúng tôi cung cấp đến quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề gì cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để được hỗ trợ:

  • Hotline: 1900.3330
  • Zalo: 0846967979
  • Gmail: [email protected]
  • Website: accgroup.vn

Related Articles

Back to top button