Đau cơ đằng sau đầu gối, triệu chứng nguy hiểm không nên chủ quan
Đau cơ phía sau đầu gối là một trong những dấu hiệu mà nhiều người gặp phải, tuy nhiên ít ai để ý đến nó cho đến khi triệu chứng tái phát thường xuyên, khiến họ phải đến bác sĩ để khám và điều trị. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản và phương pháp điều trị an toàn khi bạn gặp phải triệu chứng này.
1. Cảnh báo triệu chứng đau cơ phía sau đầu gối
Theo thống kê, có hơn 10% dân số ở độ tuổi trung niên bị đau ở phía sau đầu gối. Người bệnh cần nhận biết những triệu chứng cơ bản của đau cơ phía sau đầu gối để dễ dàng nhận ra.
1.1. Cơn đau phía sau đầu gối
Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là xuất hiện những cơn đau ở phía sau đầu gối. Cơn đau có thể nhẹ nhàng hoặc nặng nề. Đau tăng lên khi di chuyển, gây khó khăn trong sinh hoạt.
1.2. Sưng đầu gối
Sưng đầu gối là hiện tượng dễ nhận biết bằng mắt thường. Hiện tượng này xảy ra do tích tụ chất lỏng trong hoặc xung quanh các khớp, đồng thời kèm theo tình trạng đau ở phía sau đầu gối.
1.3. Cứng đầu gối
Cứng đầu gối là biểu hiện của đau cơ phía sau đầu gối, thường xuất hiện vào buổi sáng. Người bệnh không thể nâng chân lên hoặc thực hiện các động tác thông thường.
1.4. Tiếng lạo xạo trong gối
Đau cơ phía sau đầu gối sẽ làm cho sụn khớp trở nên yếu, ảnh hưởng đến khả năng vận động. Khi di chuyển, bạn sẽ nghe tiếng lạo xạo, gãy nứt bên trong, đặc biệt khi lên cầu thang.
1.5. Yếu đầu gối
Đau cơ phía sau đầu gối sẽ làm cho đầu gối yếu dần. Đồng thời, người bệnh còn có dấu hiệu tê bì ở chân.
1.6. Khuỵu gối
Nếu đau cơ phía sau đầu gối xảy ra do chấn thương, sẽ ảnh hưởng đến sụn giữa, sụn trước và sau đầu gối. Tình trạng này kéo dài dẫn đến khuỵu gối, biến dạng nhanh chóng đầu gối.
Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị sốt và cảm thấy mệt mỏi.
2. Nguyên nhân gây đau cơ phía sau đầu gối
2.1. Chấn thương gây đau cơ phía sau đầu gối
Chấn thương trong thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn lao động có thể gây tổn thương sụn, khớp, dây chằng và gây ra đau phía sau đầu gối.
2.2. U nang của Baker
Bệnh xảy ra khi một túi chất lỏng tích tụ phía sau đầu gối, gây đau và sưng phía sau đầu gối.
Ban đầu, u nang nhỏ không gây đau, nhưng khi u nang phát triển, nó sẽ tạo áp lực lên gân và dây thần kinh. Kích thước của u nang của Baker có thể bằng 1 quả bóng bàn.
2.3. Huyết khối tĩnh mạch sâu
Huyết khối là một cục máu đông. Huyết khối tĩnh mạch sâu xảy ra khi có một cục máu đông trong các tĩnh mạch sâu bên trong chân.
Những người thừa cân, người cao tuổi, ít vận động, thường xuyên hút thuốc lá có nguy cơ cao.
2.4. Bệnh lý về xương khớp
Đau cơ phía sau đầu gối hiếm gặp hơn so với bệnh đau đầu gối thông thường. Đây thường là do những bệnh lý về xương khớp gây ra.
2.4.1. Viêm khớp gối
Đau cơ phía sau đầu gối có thể là triệu chứng của bệnh viêm khớp. Khi có những biểu hiện như đau ở một vị trí, đau theo chu kỳ, đau ngày càng tăng, kèm theo âm thanh và khó căng duỗi khớp gối, đó có thể là tình trạng viêm khớp gối.
Viêm khớp gối nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng như thoái hoá khớp, dây chằng bị đứt, tràn dịch khớp, …
2.4.2. Viêm gân gối
Khi gân cơ bắp và dây chằng bị rách, vỡ, có thể gây đau ở phía sau đầu gối. Thường thì bệnh nhân sẽ bị đau ở phía sau đầu gối bên trái.
2.4.3. Tràn dịch khớp gối
Tràn dịch gây sưng, đau ở bề mặt và phía sau đầu gối khiến lượng chất dịch tràn ra bên ngoài.
2.4.4. Viêm bao hoạt dịch
Viêm bao hoạt dịch xảy ra chủ yếu do túi hoạt dịch quanh khớp bị tổn thương. Khi các túi hoạt dịch này bị tổn thương nhưng vẫn tiếp tục hoạt động mạnh mẽ, sẽ dẫn đến viêm đầu gối, sưng đỏ.
3. Cách điều trị đau cơ phía sau đầu gối
Đau cơ phía sau đầu gối không phải là một bệnh nguy hiểm. Nhưng nếu người bệnh không chú ý và không điều trị kịp thời, bệnh sẽ ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày, cùng với nhiều biến chứng khác.
Vì vậy, khi xuất hiện triệu chứng bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để khám và được chỉ định điều trị phù hợp.
3.1. Sử dụng thuốc Tây
Thuốc Tây thường giúp giảm triệu chứng nhanh chóng. Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị đau cơ phía sau đầu gối bao gồm:
- Thuốc giảm đau, hạ sốt và chống viêm không steroid: NSAIDs Ibuprofen, Aleve, Steroid Corticoid, …
- Thuốc ức chế chọn lọc COX-2: etoricoxib, parecoxib, rofecoxib, valdecoxib, lumiracoxib, …
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn và ảnh hưởng đến chức năng của gan, thận, dạ dày, …
Người bệnh nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và không nên tự ý mua thuốc hoặc lạm dụng chúng.
3.2. Sử dụng thuốc dân gian
Để điều trị đau cơ phía sau đầu gối một cách an toàn, không gây tác dụng phụ, nhiều người chọn sử dụng các bài thuốc Đông y.
3.2.1. Bài thuốc chữa đau cơ phía sau đầu gối bằng hạt gấc
- Nướng chín hạt gấc.
- Ngâm hạt gấc với 2 lít rượu trắng trong vòng 1 tháng.
- Dùng rượu hạt gấc xoa bóp ở vị trí phía sau đầu gối mỗi ngày 2 hoặc 3 lần.
3.2.2. Bài thuốc chữa đau cơ phía sau đầu gối bằng ngải cứu
- Rửa sạch 1 nắm lá ngải cứu, để ráo nước.
- Giã ngải cứu với muối.
- Đem hỗn hợp sao vàng.
- Đắp lên vị trí đau.
3.3. Chườm trị đau cơ phía sau đầu gối
Chườm nóng và chườm lạnh có tác dụng lưu thông máu, giúp cơ bắp thư giãn và giảm đau.
3.4. Châm cứu và bấm huyệt
Phương pháp này giúp giảm đau ngay lập tức bằng cách kích thích sản sinh các chất giảm đau tại vị trí đau phía sau đầu gối.
3.5. Phẫu thuật
Phẫu thuật chỉ được thực hiện khi đau cơ phía sau đầu gối ở mức độ nặng, không phản ứng với điều trị nội khoa. Phẫu thuật sẽ loại bỏ các tổn thương bên trong khớp gối.
4. Cách phòng tránh đau cơ phía sau đầu gối
- Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, có đủ thời gian nghỉ ngơi sau những giờ làm việc căng thẳng, luôn giữ tinh thần thoải mái.
- Tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học, hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn, đồ chiên xào, bia, rượu, nước ngọt có ga, …
- Tập thể dục và vận động thể thao đều đặn. Lựa chọn những môn thể thao phù hợp với cơ đồ, không tập quá sức. Luôn khởi động kỹ trước khi tập.
- Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Bài viết đã cung cấp những thông tin cơ bản về bệnh đau cơ phía sau đầu gối. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0343 44 66 99 để được giải đáp.