Halal là gì ? Hướng dẫn Các Bước Chứng nhận Halal đạt Tiêu chuẩn, Điều kiện Thực phẩm Hồi Giáo mới nhất năm 2023 | Nhanh chóng – Uy Tín
Tổng Quan Halal
Halal là gì? Theo Wikipedia, Halal (/həˈlɑːl/; tiếng Ả Rập: حلال ḥalāl) là một thuật ngữ tiếng Ả Rập có nghĩa là “cho phép hoặc hợp pháp”. Trong Luật ăn kiêng của Hồi Giáo, Halal đặc biệt liên quan đến luật tín ngưỡng, tiêu chuẩn thực phẩm, đặc biệt là thịt được chế biến và chuẩn bị theo các yêu cầu đó.
Hiện nay, với ngày nay, Bình đẳng ngôn ngữ – Bình đẳng tôn giáo: tạo gia sự hòa nhập về tín ngưỡng cũng như các tiêu chuẩn về thực phẩm, thức ăn dành cho khối đại người đang năm trong địa lý của luật Halal hoặc những người đang trong hệ thống tín ngưỡng đó. Thị trường rất rộng lớn và tiềm năng để phát triển Chứng nhận Halal – Thực phẩm Hồi Giáo.
Chứng nhận HALAL là gì?
- [Hối Hận] Review Cao Sìn Sú là gì, tác hại sìn sú và lừa đảo như thế nào?
- Nghề môi giới bất động sản là gì? Khó khăn, kinh nghiệm làm sale BDS
- Review: Hệ đào tạo từ xa là gì? Văn bằng có giá trị không?
- 3 xét nghiệm miễn dịch trong điều trị vô sinh, hiếm muộn
- Tổ chức phi chính phủ là gì? :: Đoàn luật sư Tp. Hồ Chí Minh
Chứng nhận Halal là việc xác nhận rằng sản phẩm nào đó đáp ứng yêu cầu về thành phần và tiêu chuẩn Halal. Nó áp dụng cho các công ty thực phẩm cung cấp, sản xuất các sản phẩm và thực phẩm chế biến theo tiêu chuẩn Halal như Nem, Gà, thức ăn gan ngỗng, nem, gà nugget, ravioli, lasagna, pizza và thực phẩm trẻ em halal. Chứng nhận Halal là quá trình xác nhận độc lập và khách quan để đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ không sử dụng các thành phần Haram (bị cấm) và đáp ứng yêu cầu của luật Shari’ah và tiêu chuẩn Halal.
Mục đích – Phạm vi, Đối tượng Chứng Nhận Halal
Mục đích:
- Sản phẩm thực phẩm đạt tiêu chuẩn Halal.
- Đáp ứng quy định người Hồi Giáo trong việc ăn uống.
- Mang lại giá trị thống nhất về các sản phẩm cung cấp cho thị trường người Hồi Giáo.
Phạm vi, Đối tượng:
- Tất cả người Hồi Giáo.
- Tất cả các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức tham gia trong chuỗi cung ứng thực phẩm cho người Hồi Giáo.
- Tất cả sản phẩm không đạt tiêu chuẩn Halal hoặc không có chứng nhận Halal đối với các sản phẩm thực phẩm đã được sơ chế, chế biến hoặc bảo quản, người Hồi Giáo không sử dụng.
Thời gian của Chứng nhận Halal
- Chứng nhận, chứng chỉ HALAL có hiệu lực trong vòng 01 năm.
- Việc đánh giá cho sản phẩm theo tiêu chuẩn Halal bao gồm nguyên liệu, bán thành phẩm, hương liệu…
- Áp dụng cho phạm vi xuất khẩu: có giá trị xuất khẩu sang tất cả các nước áp dụng tiêu chuẩn Halal.
Lợi ích của việc đạt tiêu chuẩn chứng nhận Halal năm 2023
- Tiếp cận với thị trường chưa được khai thác của khoảng 2 tỷ người tiêu dùng Hồi Giáo với nhu cầu mua các dịch vụ Halal, thực phẩm và các sản phẩm không phải thực phẩm.
- Trao quyền để phát triển lợi thế cạnh tranh bằng cách thâm nhập vào các thị trường mới, chưa được khai thác.
- Khả năng đạt được sự công nhận thương hiệu bằng cách đề xuất giá trị bền vững tại các thị trường Halal trên toàn thế giới.
- Tiếp cận với kiến thức và sự công nhận trên toàn thế giới sẽ giúp cải thiện sự tham gia của tổ chức trong các mối quan hệ đối tác có giá trị cao và đảm bảo các giao dịch kinh doanh sinh lợi.
- Khả năng tăng cường giữ chân người tiêu dùng Hồi Giáo sành điệu.
- Khả năng cung cấp các sản phẩm được chứng nhận Halal với mức phí bảo hiểm hợp lý.
- Có tiềm năng mở rộng hoạt động kinh doanh tới 5 tỷ người không theo đạo Hồi, những người quan tâm đến thực phẩm chất lượng cao và tốt cho sức khỏe.
- Khả năng tăng xuất khẩu và dễ dàng vận chuyển sản phẩm đến các quốc gia Hồi Giáo.
Quy trình Chứng nhận Đạt Tiêu Chuẩn Halal
TQC giới thiệu các bước Chứng nhận Halal mới nhất 2023:
Bước 1: Nộp đơn đăng ký chứng nhận Halal
- Khách hàng có nhu cầu đánh giá xác nhận cấp dấu Halal nộp 1 bản đăng ký chứng nhận (Application form MF 09.01) bao gồm thông tin về công ty và các sản phẩm cần chứng nhận Halal.
Bước 2: Báo giá và ký kết hợp đồng
- Hội đồng chứng nhận xem xét bản đăng ký chứng nhận (Application form MF 09.01), thông báo chi phí cho khách hàng và kèm theo Hợp đồng để ký kết.
Bước 3: Chuẩn bị Hồ sơ dưới sự hướng dẫn
- Hợp đồng chứng nhận Halal.
- Hồ sơ giới thiệu công ty (bao gồm sơ đồ tổ chức).
- Đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập.
- Các giấy phép hoạt động (nếu có).
- Quy trình/sơ đồ sản xuất các sản phẩm chứng nhận.
- Các kết quả thí nghiệm của sản phẩm chứng nhận (nếu có).
- Các chứng chỉ khác như ISO, HACCP, GMP, GAP (nếu có).
- Đăng ký (nhãn hiệu) của công ty (nếu có).
- Địa chỉ chi nhánh của công ty.
- Giấy chứng nhận vệ sinh môi trường.
- Giấy chứng nhận về phòng cháy chữa cháy.
- Quy trình xử lý nước thải và các giấy tờ liên quan đến nước thải.
- Hồ sơ phân tích thí nghiệm.
Bước 4: Đánh giá, Thẩm xét Đơn vị
- Đánh giá tài liệu.
- Đánh giá hiện trường.
- Chuẩn bị báo cáo.
- Chuyên gia đánh giá tiến hành đánh giá và phân tích, sau đó viết báo cáo.
- Thẩm xét kỹ thuật.
- Sự phù hợp trong đánh giá Halal.
- Chi phí.
Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận Halal
- Cấp giấy chứng nhận Halal và cho phép sử dụng logo Halal cho các sản phẩm được kiến nghị sử dụng dấu Halal.
- Thời hạn hiệu lực của chứng chỉ là 1 năm.
- Thời gian giám sát: 6 tháng giám sát 1 lần.
- Đánh giá chứng nhận lại được thực hiện không muộn hơn 1 tháng trước ngày hết hạn.
Quy Định Về Tiêu Chuẩn Halal Mới Nhất Năm 2023
- Quy định về tiêu chuẩn Thực phẩm Halal được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật của các quốc gia Hồi Giáo.
- Dựa trên nguyên tắc cơ bản của giáo lý đạo Hồi để xây dựng các nội dung, tiêu chuẩn Halal.
- Tiêu chuẩn Halal dựa trên thông tin thống nhất từ các tiêu vương quốc Ả Rập thống nhất UAE.S 2055-1:2015 và tiêu chuẩn Halal Malaysia MS 1500:2019.
Tiêu chuẩn các nguyên liệu và phụ gia, hóa chất mang tính “Haram” sẽ bị xem là không đạt yêu cầu của Tiêu chuẩn Halal:
STT | Tiêu Chuẩn | Ghi Chú |
---|---|---|
1 | Lợn (heo), chó và các sản phẩm khác lấy từ thịt lợn (heo), chó | |
2 | Động vật có móng vuốt và răng nanh như sư tử, hổ, gấu, rắn, khỉ | |
3 | Loài chim săn mồi có móng vuốt như đại bàng, kền kền, và các loài chim tương tự | |
4 | Vật gây hại như chuột, rết, bọ cạp và động vật tương tự khác | |
5 | Động vật cấm bị giết trong đạo Hồi: kiến, ong, chim gõ kiến | |
6 | Động vật được coi là bẩn như chấy, ruồi, giòi và các động vật tương tự | |
7 | Động vật lưỡng cư (ếch, nhái, cóc…), động vật vừa có thể sống trên cạn, vừa có thể sống dưới nước (rắn, cá sấu…) | |
8 | Động vật chết vì nghẹt thở, bị đập vào đầu, bị rơi, bị tấn công bởi động vật khác | |
9 | Máu | |
10 | Bộ phận cơ thể con người hoặc một phần bộ phận cơ thể người, nhau thai | |
11 | Tất cả các chất thải lỏng và rắn từ con người và động vật: nước tiểu, phân, chất nôn, mủ… | |
12 | Chất gây nghiện, thực vật nguy hại, trừ trường hợp các độc tố hoặc mối nguy hiểm có thể được loại bỏ trong quá trình chế biến | |
13 | Đồ uống có cồn (bia, rượu và rượu mạnh) | |
14 | Tất cả các loại đồ uống gây say và nguy hại | |
15 | Con la và con lừa | |
16 | Tất cả các chất độc hại và loài thuỷ sản nguy hiểm | |
17 | Tất cả các loài động vật mà quy trình giết mổ không tuân thủ theo luật Hồi Giáo | |
18 | Tất cả các phụ gia thực phẩm có nguồn gốc từ các chất đã được liệt kê | |
19 | Bất kỳ hóa chất độc hại, nguy hiểm hoặc khoáng chất thiên nhiên … |
Hiện nay, một số chất – phụ gia hoặc nguyên liệu mang tính “Nghi Ngờ” khó có thể xác định liệu thành phần đó có phải là “Haram” hay không. Vì vậy, các cơ quan chứng nhận Halal phải giám sát quá trình giết mổ và kiểm nghiệm chất lượng nguyên liệu, phụ gia và hóa chất rất nghiêm ngặt.
Điều kiện về quy trình giết mổ động vật và sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm
- Việc giết mổ động vật cần tuân thủ Kinh Cô-ran với các lễ nghi và tập tục lâu đời. Con vật phải được giết mổ theo cách nhân đạo nhất, nhanh chóng để tránh khỏi đau đớn kéo dài. Quá trình giết mổ cũng cần cầu nguyện và quay mặt về hướng người Hồi Giáo cầu nguyện để được giải thoát và đi theo ánh sáng của thánh Allah.
- Con vật phải còn sống và có dấu hiệu sinh tồn trước khi bị giết. Người giết mổ cần gây ngất con vật để chúng không cảm thấy đau đớn. Tuy nhiên, việc gây ngất bằng cách gây đau đớn như đánh đập, chích điện là hành vi bị nghiêm cấm. Việc giết mổ phải được thực hiện bởi những người tỉnh táo, không bị hạn chế năng lực nhận thức và hành vi. Dụng cụ giết mổ phải sắc bén để đảm bảo quá trình diễn ra nhanh chóng ít gây chảy máu.
- Cơ sở sản xuất, chế biến thức ăn cần đảm bảo sự tách biệt giữa nguyên liệu Halal và không Halal và giữ vệ sinh khỏi chất “dơ bẩn” trong quá trình chế biến. Những người và dụng cụ chế biến thực phẩm Halal không được chế biến hoặc sử dụng để chế biến thực phẩm không Halal và ngược lại. Để thực hiện điều này, cần ban hành hệ thống mã màu và sử dụng trên các dụng cụ nhằm tránh gây nhầm lẫn.
- Cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm cần thường xuyên tổ chức các đợt đào tạo, huấn luyện kiến thức về an toàn, vệ sinh thực phẩm đối với người trực tiếp tham gia quá trình chế biến, sản xuất. Rửa tay và khử trùng trước khi vào khu vực sản xuất là bắt buộc để tránh các chất bẩn bám vào thực phẩm và gây ngộ độc, cũng như tránh thức ăn bị “nhiễm bẩn” theo quan niệm tín ngưỡng.
- Ngoài ra, cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm cần thực hiện nghiêm ngặt quy trình đóng gói và phân phối sản phẩm, đảm bảo môi trường sản xuất luôn sạch sẽ, vệ sinh.
Một Số Câu Hỏi Về Đạt Tiêu Chuẩn Halal Để Được Chứng Nhận Halal Mới Nhất Năm 2023
👉 Chứng nhận Halal trong thời gian bao lâu?
👉 Một số kiến thức, nội dung cơ bản quan tâm khi nhắc tới Chứng nhận halal?
- Việc xác định sản phẩm họ đang mua trong các cửa hàng là được sản xuất theo các hạn chế về chế độ ăn kiêng halal.
- Người tiêu dùng Halal không biết liệu tên các thành phần đã được che đậy, hoặc được coi là “độc quyền” và không được tiết lộ hay không.
- Người tiêu dùng không biết nếu cơ sở sản xuất các sản phẩm khác được coi là chất gây ô nhiễm, không được tiếp xúc với các sản phẩm halal.
👉 Tác dụng Chứng nhận Halal là gì?
Chứng nhận Halal giúp giảm bớt gánh nặng liên quan đến việc xác định xem một sản phẩm có thể sử dụng hay không. Khi con dấu chứng nhận Halal được tìm thấy trên một sản phẩm, người tiêu dùng cảm thấy yên tâm nhờ sự tin tưởng vào tổ chức của nó.
Lý Do Nên Chọn TQC Khi Triển Khai Chứng Nhận Halal – Thực Phẩm Hồi Giáo Năm 2023
TQC là đơn vị uy tín cung cấp dịch vụ tư vấn đạt tiêu chuẩn chứng nhận Halal – Thực phẩm Hồi Giáo mới nhất 2023. Với hơn 15 năm kinh nghiệm và đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, TQC cam kết hỗ trợ khách hàng 24/7 và tối ưu chi phí để đạt được chứng nhận Halal – tiêu chuẩn thực phẩm Hồi Giáo.
Liên Hệ
✅ TQC CGLOBAL
✅ Chi Nhánh 3 Miền
✅ Đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm
✅ Hỗ Trợ 24/7
☎️ 096.941.6668