Khuyết tật trí tuệ ở trẻ
Khuyết tật trí tuệ ở trẻ là gì?
Khuyết tật trí tuệ là tình trạng chậm phát triển trí tuệ của trẻ từ thời thơ ấu. Trẻ bị khuyết tật trí tuệ có hạn chế trong chức năng tâm thần và trí thông minh (IQ) dưới mức trung bình, thường có thành tích kém trong các bài kiểm tra về giao tiếp và thực hiện các hoạt động hàng ngày. Có nhiều mức độ khuyết tật, bao gồm ít, trung bình, nặng hoặc nghiêm trọng.
Khuyết tật trí tuệ ở trẻ. (Ảnh minh họa)
Một số nguyên nhân gây chậm phát triển tâm thần có thể được ngăn ngừa bằng chăm sóc y tế đúng cách. Trẻ được chẩn đoán mắc chậm phát triển tâm thần có thể điều trị thành công khi còn nhỏ. Nếu bạn nghi ngờ rằng con bạn có thể bị khuyết tật trí tuệ, hãy gọi thoại hoặc gọi video với bác sĩ chuyên khoa Tâm lý – Tâm thần học trên hệ thống khám từ xa Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân của tình trạng khuyết tật trí tuệ ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khuyết tật trí tuệ ở trẻ, phổ biến nhất là:
Lý do y sinh
- Gen bất thường, thừa hưởng từ cha mẹ;
- Bất thường của nhiễm sắc thể, chẳng hạn như khiếm khuyết nhiễm sắc thể X và hội chứng Down;
- Thiếu hụt dinh dưỡng;
- Rối loạn chuyển hóa, chẳng hạn như bệnh phenylketonuria niệu (PKU), galactose và suy giáp bẩm sinh;
- Dị tật của não, chẳng hạn như não úng thủy và phát triển não bất thường.
Nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai
- HIV;
- Toxoplasmosis;
- Herpes simplex;
- Rubella;
- Bệnh giang mai;
- Nhiễm virus Cytomegalo (CMV).
Các vấn đề về hành vi trong quá trình mang thai
- Hút thuốc;
- Sử dụng thuốc hoặc uống rượu, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi;
- Suy dinh dưỡng;
- Các ảnh hưởng của bệnh hoặc nhiễm trùng nhất định trong quá trình mang thai.
Vấn đề khi sinh
- Sinh non hoặc sinh con nhẹ cân;
- Trẻ không nhận đủ oxy trong quá trình sinh;
- Tổn thương trẻ trong khi sinh.
Các yếu tố trong thời thơ ấu
- Thiếu hụt dinh dưỡng;
- Bệnh hoặc nhiễm trùng ảnh hưởng đến não như viêm màng não, viêm não, ho gà…;
- Tiếp xúc với chì, thủy ngân và các chất độc khác;
- Chấn thương đầu hoặc chết đuối;
- Các yếu tố xã hội;
- Thiếu giáo dục.
Các triệu chứng của tình trạng khuyết tật trí tuệ ở trẻ
Triệu chứng thường xuất hiện trước khi trẻ được 18 tuổi và thay đổi tùy thuộc vào mức độ chậm phát triển tâm thần.
Các triệu chứng của tình trạng khuyết tật trí tuệ bao gồm:
- Trẻ học và phát triển chậm hơn so với trẻ cùng tuổi;
- Gặp khó khăn trong việc giao tiếp với người khác;
- IQ dưới mức trung bình;
- Gặp vấn đề trong học tập ở trường;
- Không thể thực hiện các hoạt động hàng ngày mà không cần sự giúp đỡ, ví dụ: ăn mặc hoặc sử dụng nhà vệ sinh;
- Gặp vấn đề về thính giác, thị giác, vận động hoặc nói chuyện;
- Thiếu khả năng suy nghĩ logic.
Mức độ chậm phát triển tâm thần thường được mô tả bằng các mức sau:
Mức độ nhẹ của tình trạng khuyết tật trí tuệ
- IQ 50-70;
- Phát triển chậm hơn so với hầu hết các trẻ em;
- Không có dấu hiệu bất thường về thể chất;
- Có thể học các kỹ năng thực tế;
- Học kỹ năng đọc và làm toán lên tới lớp 3-6;
- Quan hệ xã hội bình thường;
- Học các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống hàng ngày.
Khuyết tật trí tuệ vừa phải
- IQ 35-49;
- Chậm phát triển đáng kể, đặc biệt là khả năng diễn đạt;
- Có thể có những dấu hiệu bất thường về thể chất;
- Có thể học giao tiếp đơn giản;
- Có thể học các kỹ năng cơ bản về chăm sóc sức khỏe và an toàn;
- Thực hiện được những hành động đơn giản;
- Có thể học các kỹ năng về kiểm soát;
- Có thể được gửi một mình ở những nơi quen thuộc.
Mức độ nặng của tình trạng khuyết tật trí tuệ
- IQ 20-34;
- Chậm phát triển đáng kể;
- Ít hoặc không có kỹ năng giao tiếp;
- Có thể học các hoạt động đơn giản lặp đi lặp lại;
- Có thể học các kỹ năng tự chăm sóc cơ bản;
- Cần được giám sát và quản lý trong mặt xã hội.
Mức độ rất nặng của người khuyết tật trí tuệ
- IQ <20;
- Chậm đáng kể trong tất cả các lĩnh vực phát triển;
- Dị tật bẩm sinh;
- Cần giám sát liên tục;
- Cần người chăm sóc thường xuyên;
- Không có khả năng tự phục vụ.
Chẩn đoán khuyết tật trí tuệ ở trẻ
Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như trên, hãy gọi bác sĩ Tâm lý càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và tiền sử bệnh của trẻ và yêu cầu thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Các xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán có thể bao gồm:
- Kiểm tra trí thông minh – Các bài kiểm tra IQ. Nếu kết quả kiểm tra IQ dưới 70, trẻ có thể bị khuyết tật trí tuệ;
- Kiểm tra hành vi và các kỹ năng học tập cần thiết cho cuộc sống hàng ngày, bao gồm: đọc và viết, kỹ năng xã hội như trách nhiệm và lòng tự trọng, kỹ năng thực hành như ăn, sử dụng phòng tắm và mặc quần áo.
Trẻ bị khuyết tật trí tuệ có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề khác như khiếm thính, vấn đề về thị giác, co giật, rối loạn tăng động giảm chú ý hoặc các vấn đề về chỉnh hình. Để kiểm tra các bệnh khác có thể cần thực hiện thêm xét nghiệm.
Điều trị các khuyết tật trí tuệ ở trẻ
Điều trị có thể mang lại kết quả tốt nếu bắt đầu càng sớm càng tốt. Các phương pháp điều trị khuyết tật trí tuệ bao gồm:
- Các chương trình can thiệp sớm cho trẻ sơ sinh và trẻ từ 1-3 tuổi;
- Tư vấn gia đình;
- Chương trình phát triển, bao gồm kỹ năng cảm xúc và phối hợp tay-mắt;
- Chương trình giáo dục đặc biệt;
- Đào tạo kỹ năng sống, như nấu ăn, tắm;
- Chuyên gia điều trị;
- Đào tạo kỹ năng xã hội;
- Dạy tự chăm sóc.
Phòng ngừa khuyết tật trí tuệ ở trẻ
Để giảm khả năng trẻ bị chậm phát triển, bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
Trong khi mang thai:
- Không hút thuốc;
- Không uống rượu và sử dụng chất kích thích;
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất béo bão hòa và đa dạng các loại ngũ cốc, hoa quả và rau;
- Bổ sung axit folic;
- Đi khám bác sĩ định kỳ.
Sau khi sinh:
- Sàng lọc bệnh có thể gây khuyết tật trí tuệ ở trẻ sơ sinh;
- Khuyến khích trẻ tiếp xúc thích hợp theo thời gian;
- Khám từ xa với bác sĩ Nhi khoa;
- Đội mũ bảo hiểm cho trẻ;
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với sơn có chứa chì;
- Để xa tầm tay của trẻ các vật dụng có chứa chất độc hại;
- Trẻ em và thanh thiếu niên nhiễm virus không nên dùng aspirin để tránh nguy cơ mắc hội chứng Reye. Hãy hỏi bác sĩ về những loại thuốc an toàn cho trẻ.