Mụn nội tiết ở nữ giới: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Mụn Nội Tiết ở Phụ Nữ là Gì?
Mụn nội tiết ở phụ nữ, còn được gọi là mụn trứng cá phát triển muộn, thường xuất hiện sau tuổi 25, kéo dài và có nguyên nhân do tuyến dầu tiết ra quá nhiều bã nhờn. Mụn trứng cá thường xuất hiện trên mặt, vai, ngực và lưng dưới các dạng sau đây:
- Mụn nhọt.
- Mụn đầu đen.
- Mụn đầu trắng.
- Mụn bọc.
Nguyên Nhân Gây Mụn Nội Tiết ở Phụ Nữ
- Tư duy kinh doanh là gì? 7 tư duy cần có để kinh doanh thành công
- Vốn kinh doanh là gì? & Tất tần tật những điều nhà đầu tư cần biết
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TIÊU CHUẨN KOSHER? SISCERT SẼ GIÚP BẠN HIỂU NHƯ THẾ NÀO?
- Ngành Logistics là gì? Lương thế nào và cơ hội việc làm ra sao?
- Tìm Hiểu Chi Tiết Ngành Quản Trị Du Lịch Và Khách Sạn
Mụn nội tiết ở phụ nữ có một số nguyên nhân sau đây:
- Tuổi dậy thì.
- Gần đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Hội chứng đa buồng trứng đa nang (PCOS).
- Giai đoạn mãn kinh.
- Phụ nữ mang thai.
- Do một số thuốc: nội tiết tố, thuốc ngừa thai, Steroid…
- Gia đình có tiền sử bị mụn nội tiết.
- Tâm lý căng thẳng, stress.
- Sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp.
Cơ chế hình thành mụn nội tiết do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, làm cho da tiết ra nhiều dầu hơn dẫn đến lỗ chân lông bị tắc, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm và sinh ra mụn.
Triệu Chứng Mụn Nội Tiết ở Phụ Nữ
Mụn nội tiết ở phụ nữ gây ra các tổn thương và có thể chuyển sang viêm, đỏ, đau hoặc lở loét và xuất hiện dưới các dạng như:
- Mụn đầu trắng.
- Mụn đầu đen.
- Mụn sẩn (mô da nổi lên, đường kính 2-5 mm).
- Mụn mủ (vết da có mủ, đường kính 2-5 mm).
- Mụn bọc (túi dưới da chứa chất lỏng).
Dấu Hiệu Nhận Biết Mụn Nội Tiết ở Phụ Nữ
Mụn nội tiết có thể nhận biết qua một số dấu hiệu sau:
- Nổi mụn do tâm lý căng thẳng: Khi cơ thể mệt mỏi, căng thẳng sẽ tiết ra hormone cortisol – một loại hormone kích thích vi khuẩn gây mụn phát triển.
- Mụn mọc nhiều ở một số thời điểm: Khi nữ giới đến độ tuổi dậy thì, trong chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ trước và sau khi mang thai, tiền mãn kinh và mãn kinh… nổi nhiều mụn thì đó là dấu hiệu bị mụn nội tiết.
- Mụn mọc ở quai hàm, cằm: Khi mụn nổi nhiều ở các vị trí này là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang gặp phải vấn đề về nội tiết tố. Ngoài ra, mụn nội tiết cũng có thể mọc tại vị trí khác như lưng, ngực, vai…
- Bị nhiều mụn mủ, mụn bọc: Cơ thể mất cân bằng về nội tiết, mụn mủ và mụn bọc sẽ thường xuyên xuất hiện, gây sưng, khó chịu và đau nhức.
Cách Điều Trị Mụn Nội Tiết ở Phụ Nữ
Các phương pháp điều trị mụn nội tiết như sau:
- Từ thiên nhiên: Tinh dầu tràm trà và axit alpha hydroxy có tính kháng viêm giúp se lỏng mụn, nhưng chỉ áp dụng với trường hợp mụn nhẹ và số lượng ít, các trường hợp nghiêm trọng nên đến bệnh viện để điều trị.
- Thuốc không kê đơn: Sản phẩm chứa axit salicylic hoặc glycolic có khả năng ngăn chặn vi khuẩn và giảm viêm.
- Thuốc kê đơn: Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng kháng sinh, dẫn xuất của vitamin A, kháng viêm, các hoạt chất có tác dụng loại bỏ tế bào chết làm tắc nghẽn lỗ chân lông và giúp làn da luôn được thông thoáng. Nếu mụn nội tiết nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định ánh sáng sinh học, liệu pháp quang động (ALA-PDT), thay da sinh học…
- Liệu pháp hormone: Đây là phương pháp mà bác sĩ thường chỉ định để điều trị mụn nội tiết. Phương pháp này có khả năng cân bằng nồng độ hormone trong cơ thể, giúp giảm mụn nội tiết trong chu kỳ kinh nguyệt, giúp điều trị hiệu quả với trường hợp mụn do rối loạn nội tiết ở người trưởng thành.
Chăm Sóc Bảo Vệ Da Khỏi Mụn Nội Tiết
Ngoài việc điều trị bằng các loại thuốc, tại nhà cũng cần chăm sóc da để bảo vệ khỏi mụn. Điều trị và chăm sóc da đúng cách sẽ hạn chế mụn xuất hiện, ngăn ngừa sẹo thâm, giúp da sáng mịn hơn.
Chăm Sóc Da Từ Bên Ngoài
- Rửa mặt 2 lần/ngày và sau khi đổ mồ hôi.
- Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ và nước ấm, không dùng nước nóng.
- Không chà xát, nặn mụn vì gây viêm hoặc làm tình trạng nặng hơn.
- Tránh môi trường có độ ẩm cao làm đổ nhiều mồ hôi.
- Vệ sinh sạch sẽ các đồ dùng sinh hoạt.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Nếu trang điểm, cần tẩy trang thật sạch để tránh cặn còn sót gây bít tắc lỗ chân lông.
- Sử dụng các sản phẩm điều trị mụn có chứa AHA, BHA, Benzyl peroxide…
- Sử dụng kem dưỡng ẩm, chống nắng có thành phần phù hợp.
- Không chạm tay lên mặt để tránh vi khuẩn xâm nhập vào da.
Chăm Sóc Da Từ Bên Trong
- Ngủ đủ 8 tiếng/ngày, hạn chế thức khuya.
- Tránh căng thẳng, stress, áp lực.
- Bổ sung thực phẩm có chứa kẽm, vitamin C, B, E giúp da sáng khỏe và ăn nhiều rau xanh, trái cây.
- Hạn chế thực phẩm ngọt, cay nóng, chiên rán, dầu mỡ, đồ uống có cồn…
- Sử dụng các loại trà, thực phẩm thanh nhiệt, giải độc: trà xanh, trà atiso…
Cách Phòng Tránh Mụn Nội Tiết ở Phụ Nữ
Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giảm các triệu chứng mụn nội tiết ở phụ nữ. Phòng tránh mụn nội tiết thông qua chế độ ăn uống hằng ngày theo các cách sau:
Kiểm Soát Lượng Đường Trong Máu ở Mức Tối Ưu
Để kiểm soát lượng đường trong máu, nên chọn các loại thực phẩm có hàm lượng đường thấp, từ đó kiểm soát được mụn nội tiết ở phụ nữ. Tiêu thụ thực phẩm nhiều đường làm tăng lượng đường trong máu và mụn nội tiết trở nên trầm trọng.
Cắt Bỏ Sữa và Whey Protein
Sữa và các sản phẩm từ sữa thúc đẩy tiết insulin và sản xuất hormone, gây ra mụn nội tiết ở phụ nữ. Tiêu thụ whey protein cũng có thể gây xuất hiện mụn nội tiết.
Tiêu Thụ Thực Phẩm Toàn Phần, Thực Phẩm Giàu Dinh Dưỡng
Tuân thủ chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng, chống viêm sẽ tốt cho việc điều trị và ngừa mụn nội tiết một cách tự nhiên. Các thực phẩm giúp giảm viêm có vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị mụn nội tiết. Ăn đa dạng các loại rau và trái cây nhiều màu sắc giúp chế ngự chứng viêm và giảm các triệu chứng mụn nội tiết. Những thực phẩm này cung cấp chất chống oxy hóa, chống viêm và các chất dinh dưỡng hỗ trợ quan trọng khác cho da, chẳng hạn như vitamin C.
Phụ Nữ Bị Mụn do Rối Loạn Nội Tiết Tố Nữ Nên Ăn Gì?
Phụ nữ bị mụn do rối loạn nội tiết tố nữ nên tiêu thụ các loại thực phẩm sau:
- Rau xanh: Bông cải xanh, rau chân vịt, cải xoăn, ớt, bí xanh, súp lơ, cà rốt, củ cải đường,…
- Trái cây: Các loại quả mọng, bưởi, cam, táo, anh đào, chuối, lê, nho, đào,…
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt và rau có tinh bột: Khoai lang, bí đỏ, gạo lứt, yến mạch, kiều mạch,…
- Chất béo lành mạnh: trứng nguyên quả, dầu ô liu, bơ, quả hạch, hạt, bơ hạt, dầu dừa,…
- Các sản phẩm thay thế sữa từ thực vật: sữa hạt điều, sữa hạnh nhân, sữa dừa, sữa chua dừa.
- Protein tốt: Cá hồi, đậu phụ, thịt gà, gà tây, trứng.
- Các loại đậu: Đậu xanh, đậu đen, đậu lăng, đậu thận,…
- Các loại thảo mộc và gia vị chống viêm: Nghệ, quế, hạt tiêu đen, rau mùi tây, tỏi, gừng.
- Đồ uống không đường: Nước lọc, trà xanh, trà dâm bụt, nước chanh,…
Điều Gì Làm Mụn Nội Tiết ở Phụ Nữ Nghiêm Trọng Hơn
Mụn nội tiết ở phụ nữ sẽ nghiêm trọng hơn nếu gặp các tình huống sau:
- Căng thẳng.
- Nặn mụn.
- Môi trường xung quanh ô nhiễm, nhiều khói, bụi.
- Suy giảm miễn dịch.
- Chăm sóc da không đúng cách.
- Chế độ ăn uống kém khoa học (đặc biệt là carbohydrate và đường tinh chế).
Khi Nào Cần Thăm Khám Bác Sĩ
Phụ nữ ở độ tuổi trưởng thành khi bị mụn và có các triệu chứng đi kèm như tăng cân, kinh nguyệt không đều, rụng tóc, mụn nặn hơn trước chu kỳ, rậm lông, mụn đột ngột và nặn, mụn gây ảnh hưởng đến tâm lý, mụn viêm mụn mủ số lượng nhiều, mụn để lại sẹo xấu… nên đến bệnh viện để bác sĩ khám và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
Mặc dù thời gian xuất hiện mụn nội tiết với mỗi người khác nhau, nhưng chủ động điều trị sẽ giúp ngừa các đợt bùng phát. Một phác đồ điều trị mụn nội tiết chỉ mất khoảng 8-10 tuần. Để đạt hiệu quả, bác sĩ sẽ yêu cầu thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống và kết hợp các phương pháp điều trị khác nhau.
Tham khảo: Nguyên nhân, triệu chứng mụn nội tiết ở nam