Blog

Ngành Phân tích dữ liệu: Học gì, học ở đâu, và cơ hội nghề nghiệp

Phân tích dữ liệu là gì?

Phân tích dữ liệu là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu và phân tích dữ liệu thô để rút ra được thông tin quan trọng. Các chuyên gia phân tích dữ liệu tìm hiểu các xu hướng và số liệu trong các khối thông tin mà có thể bị bỏ sót nếu không sử dụng kỹ thuật hay công cụ phân tích. Thông tin thu được có thể được sử dụng để tối ưu hóa quy trình và tăng hiệu quả tổng thể của doanh nghiệp hoặc hệ thống.

Bạn sẽ học gì trong ngành Phân tích dữ liệu?

Công cụ phân tích dữ liệu chính

  • Công cụ lập trình như Python, R, Matlab
  • Công cụ truy vấn cơ sở dữ liệu như SQL
  • Công cụ thống kê như Microsoft Excel, Minitab
  • Hệ thống phân tích thống kê SAS
  • Công cụ trực quan hóa dữ liệu như Tableau, Power BI, Metabase, Google Data Studio

Một số môn học chuyên ngành

  • Thống kê áp dụng
  • Nhập môn Khoa học máy tính
  • Lập trình cùng Python, R hay SQL
  • Trực quan hóa dữ liệu
  • Xác suất
  • Khai phá dữ liệu

Bạn cần chuẩn bị gì để bắt đầu học ngành Phân tích dữ liệu?

Nếu bạn đã có kiến thức căn bản về ngành Phân tích dữ liệu trước khi bắt đầu khóa học, bạn đã có một lợi thế rất lớn. Tuy nhiên, hầu hết các trường THPT tại Việt Nam chưa cung cấp chương trình giảng dạy môn Phân tích dữ liệu hoàn chỉnh, gây khó khăn cho việc theo đuổi lĩnh vực này. Vậy bạn cần chuẩn bị như thế nào?

Lời khuyên của chúng tôi là tự trang bị kiến thức căn bản về ngành Phân tích dữ liệu thông qua việc tự học. Bạn có thể tìm hiểu các khóa học trực tuyến miễn phí về Phân tích dữ liệu trên các nền tảng như Coursera. Để có thêm kinh nghiệm thực tế, bạn cũng có thể tìm cơ hội thực tập, nghiên cứu khoa học hoặc tham gia các hoạt động ngoại khóa liên quan đến lập trình và phân tích dữ liệu.

Liệu bạn có phù hợp với ngành Phân tích dữ liệu?

Để theo đuổi và thành công trong ngành Phân tích dữ liệu, bạn cần sở hữu một số tố chất sau:

  • Khả năng logic tốt: Tư duy logic là kỹ năng quan trọng để làm việc với hàng triệu số liệu và tìm kiếm lỗ hổng trong dữ liệu. Bạn cần biết đọc hiểu từng con số và biểu đồ để đưa ra quyết định và chiến lược dựa trên dữ liệu.

  • Không ngại tìm tòi, đặt câu hỏi: Bạn cần đặt câu hỏi để hiểu mục đích, phương pháp thu thập dữ liệu và giới hạn của từng bộ dữ liệu. Đam mê tìm tòi, khám phá và không ngại đặt câu hỏi là một kỹ năng quan trọng trong phân tích dữ liệu.

  • Sự kiên trì và cẩn thận: Sự kiên trì và cẩn thận là điều cần thiết khi làm việc với dữ liệu. Bạn cần tập trung và chú ý đến từng chi tiết nhỏ, vì chỉ cần một sai sót nhỏ có thể làm hỏng cả quy trình phân tích dữ liệu.

Hãy chắc chắn rằng bạn đã tự trang bị những tố chất này trước khi bước vào khóa học Phân tích dữ liệu.

Các trường đào tạo ngành Phân tích dữ liệu

Hiện nay, nhiều trường đại học trên thế giới đã có chương trình đào tạo ngành Phân tích dữ liệu. Dưới đây là một số trường đại học uy tín ở Mỹ, Anh, Úc và Canada có chương trình đào tạo Phân tích dữ liệu:

  • Các khóa đào tạo ngành Phân tích dữ liệu ở Mỹ
  • Các khóa đào tạo ngành Phân tích dữ liệu ở Úc
  • Các khóa đào tạo ngành Phân tích dữ liệu ở Canada
  • Các khóa đào tạo ngành Phân tích dữ liệu ở Anh

Tìm hiểu thông tin chi tiết về chương trình học từng trường bằng cách nhấp vào liên kết “Xem [số] khóa học Phân tích dữ liệu”. Hotcourses Vietnam cung cấp các thông tin về ngành học, khóa học và trường đại học ở các quốc gia khác nhau, giúp bạn lựa chọn trường phù hợp.

Sinh viên ngành Phân tích dữ liệu có thể làm gì khi ra trường?

Ngành Phân tích dữ liệu mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp. Dưới đây là một số vai trò phổ biến:

  • Chuyên gia phân tích trí tuệ doanh nghiệp (Business Intelligence Analyst): Giúp doanh nghiệp phân tích và đánh giá chỉ số hiệu suất, từ đó đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu.

  • Chuyên gia phân tích dữ liệu (Data Analyst): Phân tích dữ liệu và đưa ra kết quả có ý nghĩa để đề xuất chiến lược cho công ty.

  • Kỹ sư khoa học dữ liệu (Data Scientist): Phân tích dữ liệu và xây dựng thuật toán để đưa ra quyết định sáng suốt và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh.

  • Kỹ sư dữ liệu (Data Engineer): Xây dựng và duy trì kiến trúc lưu trữ dữ liệu.

  • Chuyên gia phân tích định lượng (Quantitative Analyst): Định giá tài sản, chứng khoán và tìm kiếm các cơ hội đầu tư.

Bên cạnh các vai trò trên, bạn cũng có thể lựa chọn trở thành chuyên gia phân tích Digital Marketing, Quản lý dự án, Chuyên gia phân tích hệ thống Công nghệ thông tin, Chuyên gia phân tích vận hành, và nhiều vai trò khác.

Tóm lại, ngành Phân tích dữ liệu đang có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Bạn cần tìm hiểu công việc nào phù hợp với tố chất, sở thích và năng lực của mình để định hướng chọn ngành học. Các chuyên viên tư vấn du học của IDP Việt Nam sẽ giúp bạn lựa chọn trường phù hợp.

Bài viết được cập nhật và chỉnh sửa bởi Võ Quỳnh Hương vào ngày 02/07/2022.

Related Articles

Back to top button