Blog

Quyền sở hữu trí tuệ là gì? Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

1. Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Theo quy định của pháp luật tại Việt Nam, quyền sở hữu trí tuệ là quyền của cá nhân hoặc tổ chức đối với tài sản trí tuệ. Quyền này bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Khi một cá nhân hoặc tổ chức đã dày công nghiên cứu và sáng tạo để tạo ra một công trình hoặc sản phẩm mới, quyền sở hữu trí tuệ sẽ được công nhận. Pháp luật bảo vệ các tác phẩm này trong các lĩnh vực như quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

2. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

Theo Luật sở hữu trí tuệ, đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:

2.1. Đối tượng quyền tác giả

Quyền tác giả là quyền của cá nhân hoặc tổ chức đối với tác phẩm mà họ đã sáng tạo hoặc sở hữu. Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của cá nhân hoặc tổ chức đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng hoặc tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Đối tượng của quyền tác giả bao gồm các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Còn đối tượng của quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

2.2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của cá nhân hoặc tổ chức đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và bí mật kinh doanh. Ngoài ra, quyền này còn bao gồm quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

2.3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng

Quyền đối với giống cây trồng là quyền của cá nhân hoặc tổ chức đối với giống cây trồng mới mà họ đã tạo tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

Đối tượng của quyền đối với giống cây trồng bao gồm các vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.

3. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng phát sinh và được xác lập dựa trên những căn cứ sau:

3.1. Quyền tác giả và quyền liên quan

Quyền tác giả phát sinh từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Quyền liên quan phát sinh từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.

3.2. Quyền sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập dựa trên:

  • Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật sở hữu trí tuệ hoặc theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

  • Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

  • Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật sở hữu trí tuệ hoặc theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

  • Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.

  • Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.

  • Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.

3.3. Quyền đối với giống cây trồng

Quyền đối với giống cây trồng được xác lập dựa trên quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật sở hữu trí tuệ.

Đây là những thông tin cơ bản về quyền sở hữu trí tuệđối tượng được bảo hộ. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chủ đề này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Image Source

Related Articles

Back to top button