Blog

Cách điều trị sa tinh hoàn hiệu quả theo từng nguyên nhân bệnh

cách điều trị sa tinh hoàn

Tổng quan về bệnh sa tinh hoàn

Tinh hoàn của nam giới thường có chiều dài khoảng 4,5cm và chiều rộng khoảng 2,5cm. Chúng được bọc bởi lớp da bìu bên ngoài. Hình dạng của bìu tùy thuộc vào tư thế nằm, ngồi và đứng của nam giới. (1)

Sa tinh hoàn (hay còn gọi là xệ tinh hoàn) là tình trạng da bìu bao quanh tinh hoàn bị giãn rộng. Khi da bìu giãn ra, tinh hoàn sẽ bị giãn dài hơn so với kích thước bình thường hoặc so với tinh hoàn ở phía đối diện. Sa tinh hoàn thường thường xuất hiện ở phía trái nhiều hơn phía phải.

Tình trạng sa tinh hoàn có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, từ trẻ em đến người trưởng thành. Tuy nhiên, tỷ lệ người cao tuổi bị sa tinh hoàn thường cao hơn so với các nhóm tuổi khác. Điều này là do quá trình lão hóa.

tổng quan về bệnh sa tinh hoàn

Sa tinh hoàn là cảnh báo cho loại bệnh nào?

Bên cạnh những vấn đề liên quan đến tuổi tác, sa tinh hoàn cũng có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân bệnh lý. Khi phát hiện bất thường tại tinh hoàn, nam giới nên nhanh chóng đi khám để được chẩn đoán chính xác và không nên tự ý áp dụng các phương pháp dân gian trị liệu. (2)

1. Viêm tinh hoàn

Viêm tinh hoàn là bệnh thường gặp ở nam giới trên 30 tuổi. Nguyên nhân thường là do vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tinh hoàn. Vi khuẩn thường bắt nguồn từ niệu đạo và lội ngược lên tinh hoàn gây ra nhiễm trùng. Những triệu chứng thường gặp bao gồm tinh hoàn giãn, tinh dịch có máu, đau khi đi tiểu, quan hệ tình dục và khi xuất tinh…

2. Viêm mào tinh hoàn

Viêm mào tinh hoàn là tình trạng sưng viêm của mào tinh hoàn do nhiễm khuẩn hoặc không. Khi không được can thiệp kịp thời, bệnh nhân có thể gặp nhiều biến chứng như vô sinh, suy giảm chức năng sinh lý, liệt dương. Triệu chứng thường gặp bao gồm bìu ấm, sưng đỏ, tinh hoàn giãn, đau một bên tinh hoàn, khó chịu vùng xương chậu hoặc vùng bụng dưới…

3. Xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn xoắn lại tại đoạn cuối dây thừng tinh. Điều này gây mất nguồn cung cấp máu cho tinh hoàn, gây tổn thương và thậm chí làm hoại tử tinh hoàn. Xoắn tinh hoàn là bệnh hiếm gặp và nguyên nhân thường là do chấn thương hoặc không xác định. Triệu chứng thường gặp bao gồm sưng bìu, đau đột ngột hoặc đau âm ỉ ở bìu, máu ứ đọng bên trong làm tinh hoàn sưng to bất thường…

4. Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn mạch thừng tinh là tình trạng rối loạn các mạch máu cung cấp và dẫn trả máu từ tinh hoàn. Bệnh này thuộc nhóm bệnh tự phát. Giãn mạch thừng tinh gây đau tức kéo dài ở vùng dưới bìu. Người bệnh sẽ có cảm giác bìu bị giãn xuống khi vận động hoặc đứng lên.

5. Ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn là tình trạng tế bào tinh hoàn bình thường bị biến đổi và phát triển không kiểm soát, dẫn đến hình thành khối u. Nam giới khi mắc ung thư tinh hoàn thường có các triệu chứng như sa tinh hoàn, cảm giác nặng nề ở bìu, tinh hoàn bị chứa đầy dịch gây đau.

ung thư tinh hoàn
Hình ảnh minh họa: Khi bị ung thư tinh hoàn, nam giới cũng có triệu chứng sa tinh hoàn

Sa tinh hoàn có nguy hiểm không?

Khi không được can thiệp kịp thời, sa tinh hoàn là tình trạng nguy hiểm và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều chức năng của bộ phận sinh dục nam. Tình trạng này có thể đe dọa khả năng quan hệ tình dục của nam giới, đặc biệt là trong các bệnh lý viêm hoặc giãn tĩnh mạch thừng tinh: (3)

  • Sự giảm số lượng tinh trùng, tăng nguy cơ dị dạng tinh trùng, khó thụ tinh với trứng, giảm chất lượng tinh trùng, dẫn đến khả năng vô sinh cao.
  • Sa tinh hoàn có thể gây thiếu hụt hormone testosterone, đặc biệt trong trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh nặng, kéo dài, gây teo tinh hoàn. Điều này có thể làm giảm ham muốn tình dục và khả năng quan hệ tình dục của nam giới. Lúc này, nam giới có thể cảm thấy ngại gần gũi, từ từ dẫn đến tình trạng lãnh cảm, yếu sinh lý.

sa tinh hoàn có nguy hiểm không
Hình ảnh minh họa: Giảm hormone testosterone do sa tinh hoàn có thể gây giảm ham muốn ở nam giới

Nên làm gì khi phát hiện bị sa tinh hoàn?

Nếu phát hiện sớm nguyên nhân gây sa tinh hoàn, tình trạng này có thể được điều trị hoàn toàn. Vì vậy, khi phát hiện bất thường ở cơ quan sinh dục như sưng đau, sa tinh hoàn, nam giới nên nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị theo phương pháp phù hợp, từ đó ngăn ngừa tiến triển bệnh nghiêm trọng.

Cách điều trị sa tinh hoàn ở nam giới hiệu quả

Sa tinh hoàn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nam khoa nguy hiểm. Người bệnh cần phải can thiệp kịp thời để tránh nguy cơ vô sinh. Việc điều trị sẽ tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể của mỗi người bệnh. Nam giới cần tới bác sĩ để được thăm khám kỹ và nhận phác đồ điều trị thích hợp. (4)

1. Xoắn tinh hoàn

Với trường hợp này, bác sĩ thường sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật nhỏ để tháo xoắn tinh hoàn. Sau đó, tinh hoàn sẽ được khâu vào bìu để hạn chế tình trạng xoay xoắn tinh hoàn sau này.

2. Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh, nam giới thường sẽ được phẫu thuật để khắc phục tình trạng giãn mạch này. Quá trình phẫu thuật an toàn và hiệu quả, giúp giảm thiểu các biến chứng như teo tinh hoàn và tràn dịch tinh hoàn.

3. Viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn

Phương pháp điều trị thông thường cho người bị viêm mào tinh hoàn hoặc viêm tinh hoàn là sử dụng thuốc kháng sinh. Nếu phương pháp điều trị nội khoa không hiệu quả, tình trạng viêm nhiễm tiến triển nghiêm trọng hoặc xuất hiện biến chứng như tràn dịch, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật.

4. Ung thư tinh hoàn

Người mắc ung thư tinh hoàn sẽ được điều trị tương tự như các loại ung thư khác, bao gồm hóa trị, xạ trị và nạo vét tuyến bên. Trong giai đoạn đầu, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn. Việc chẩn đoán và can thiệp sớm giúp giảm nguy cơ ung thư lan rộng.

Ngoài ra, có một số lưu ý giúp cải thiện tình trạng sa tinh hoàn:

  • Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở cơ quan sinh dục, đặc biệt là tinh hoàn, nam giới nên nhanh chóng đi khám tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để xác định chính xác nguyên nhân và được chỉ định phương pháp điều trị kịp thời.
  • Tuyệt đối không dùng thuốc tự ý hoặc áp dụng bất kỳ phương pháp dân gian chữa trị tại nhà khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Tuân thủ đúng phác đồ điều trị từ bác sĩ, không bỏ dở quá trình điều trị khi bệnh đang có những biến chuyển tích cực.
  • Hạn chế sử dụng thiết bị công nghệ và tránh mặc những loại quần áo bó sát để cải thiện tình trạng sa tinh hoàn.
  • Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học với đầy đủ dưỡng chất, sinh hoạt lành mạnh và tránh sử dụng các chất kích thích.

cách điều trị sa tinh hoàn ở nam
Hình ảnh minh họa: Chế độ ăn lành mạnh có thể cải thiện tình trạng sa tinh hoàn

Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có đội ngũ chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giàu kinh nghiệm và tận tụy. Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên cùng với các bác sĩ khác là những tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực Tiết niệu Thận học Việt Nam. Trung tâm Tiết niệu Thận học không chỉ chẩn đoán và điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý đường tiết niệu mà còn sở hữu hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến hoặc liên hệ trực tiếp.

Chú ý: Bài viết chỉ cung cấp thông tin về cách điều trị sa tinh hoàn và khuyến cáo các biện pháp phòng ngừa. Nếu bạn phát hiện bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến sa tinh hoàn, hãy tham khảo ý kiến và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Related Articles

Back to top button