Blog

Thang máng cáp là gì? Có những loại thang máng cáp nào?

Thang máng cáp là gì?

Thang máng cáp là gì

Thang máng cáp, hay còn được gọi là thang cáp, thang điện hoặc cable ladder, là một loại thang dẫn được sử dụng để lắp đặt hệ thống cáp điện, dây điện và phụ trợ cho các công trình xây dựng như trường học, khu chung cư, cao ốc, văn phòng, nhà máy…

Các loại thang máng cáp thông dụng

Thang cáp (Cable ladder)

Cấu tạo: Gồm thành thang và các háng thang đột lỗ, gấp chữ U, được hàn chắc chắn với nhau.

Kích thước chiều rộng đáp ứng: 100mm – 1500mm

Ưu điểm:

  • Kích thước đa dạng, từ nhỏ đến rất lớn. Đáp ứng được khối lượng cáp lớn.
  • Độ bền cao. Gia công chắc chắn. Khả năng chịu tải lớn. Khó biến dạng.
  • Trọng lượng sản phẩm nhẹ. Dễ dàng trong việc thi công.
  • Giá thành rất rẻ.

Nhược điểm:

  • Thời gian sản xuất lâu do việc chế tạo và hàn nối nhiều chi tiết.
  • Khả năng bảo vệ cáp kém với các tác động bên ngoài do kết cấu thoáng.

Lưu ý:

  • Nên sử dụng với những loại cáp lớn, có các lớp vỏ bọc an toàn. Tránh sử dụng với những loại dây tín hiệu nhỏ, dễ tổn thương.
  • Đối với các loại thang cáp nhỏ, nên chú ý tới không gian chứa cáp thực tế sẽ nhỏ hơn do mất một phần không gian cho các háng thang. Các loại thang cáp quá nhỏ cũng gây nhiều khó khăn trong việc đi dây.
  • Giá thành rẻ là điểm đáng lưu ý. Khi so sánh giá thang cáp, càng ở những kích thước lớn, thang cáp càng thể hiện ưu thế vượt trội về mặt giá thành trong các sản phẩm thang máng cáp.

Thang cáp

Máng cáp (Cable trunking)

Cấu tạo: Là tôn tấm liền được uốn định hình thành hình hộp theo kích thước thiết kế. Nhờ vậy, bề mặt sản phẩm liền lạc, không có mối nối hay mối hàn. Tăng thẩm mỹ và sự chắc chắn cho sản phẩm.

Kích thước chiều rộng đáp ứng: 60mm – 800mm

Ưu điểm:

  • Thời gian sản xuất nhanh do cấu tạo đơn giản.
  • Bảo vệ toàn diện cho cáp nhờ nằm kín trong máng, thích hợp để đặt ngầm.

Nhược điểm:

  • Giá thành sản phẩm cao do tốn kém chi phí vật liệu.
  • Trọng lượng sản phẩm nặng nhất trong các loại thang máng cáp. Ở những kích thước lớn, sẽ gây nhiều khó khăn trong việc thi công.

Lưu ý:

  • Khi kích thước cáp lớn, hoặc độ rộng yêu cầu ≥600mm, nên ưu tiên sử dụng thang cáp để tiết kiệm chi phí và tăng độ bền.
  • Trọng lượng sản phẩm lớn và giá thành cao sẽ là vấn đề mà bạn phải lưu tâm nếu có ý định sử dụng các loại máng cáp kích thước lớn.

Máng cáp

Khay cáp (Cable tray)

Cấu tạo: Giống với máng cáp, nhưng có lỗ đột mật độ dày nên nhiều đơn vị còn gọi là máng cáp đột lỗ. Lỗ đột này sẽ phát huy tác dụng trong việc cố định và phân loại dây cáp, giúp thoát nước khi lọt vào trong máng. Những lỗ đột với mật độ dày cũng sẽ giảm thiểu được trọng lượng của sản phẩm – một nhược điểm của máng cáp.

Kích thước chiều rộng đáp ứng: 60mm – 800mm

Ưu điểm:

  • Phân loại cố định dây cáp điện gọn gàng, dễ dàng quản lý hệ thống dây cáp, cũng như tạo sự thẩm mỹ.
  • Bảo vệ toàn diện cho cáp tránh khỏi các tác động bên ngoài.

Nhược điểm:

  • Giá thành sản xuất cao do tốn kém chi phí vật liệu và nhân công.
  • Thời gian sản xuất lâu do quá trình gia công mất nhiều thời gian.

Lưu ý:

  • Khi kích thước cáp lớn, hoặc độ rộng yêu cầu ≥600mm, nên ưu tiên sử dụng thang cáp để tiết kiệm chi phí và tăng độ bền.
  • Tuy giống với máng cáp, nhưng giá thành và thời gian sản xuất lại tăng nhiều do quá trình đột lỗ (tùy theo mật độ yêu cầu).

Khay cáp

Chất liệu thang máng cáp

Thang máng cáp thường được làm từ tôn tấm, sau đó được phủ những lớp bảo vệ bề mặt để chống ăn mòn, chống gỉ và tăng tính thẩm mỹ.

Thang máng cáp sơn tĩnh điện

Ưu điểm:

  • Có độ thẩm mỹ cao, tùy chọn được bề mặt sản phẩm trơn bóng hoặc sần.
  • Màu sắc phong phú, luôn có rất nhiều màu để lựa chọn.
  • Chi phí phải chăng.
  • Thời gian sơn nhanh, đáp ứng với các đơn hàng có tiến độ gấp.

Nhược điểm:

  • Khả năng chống ăn mòn thấp, chỉ nên sử dụng với những sản phẩm trong nhà.

Lưu ý:

  • Mặc dù là công nghệ sơn tiên tiến, nhưng để giảm thiểu chi phí sản xuất, nên các đơn vị sơn tĩnh điện thang máng cáp thường sử dụng những công nghệ sơn đơn giản. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ lớp sơn. Vì vậy, hãy đảm bảo cân bằng được giữa chi phí và chất lượng.

Thang máng cáp sơn tĩnh điện

Thang máng cáp mạ kẽm nhúng nóng

Ưu điểm:

  • Độ bền lớp mạ cực tốt, không bị bong tróc. Tuổi thọ cao.
  • Chống ăn mòn, mài mòn cao. Chống gỉ tốt.
  • Không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Nhược điểm:

  • Chi phí rất cao.
  • Bề mặt lớp mạ sần sùi. Màu mạ kẽm mờ, không bóng bẩy. Khiến độ thẩm mỹ thấp.
  • Chỉ có duy nhất một màu sáng bạc của lớp kẽm.

Lưu ý:

  • Một điểm cần nhớ là các sản phẩm mạ kẽm nhúng nóng phải có độ dày tôn lớn. Do nhiều nguyên nhân, trong quá trình mạ kẽm nhúng nóng sẽ gây biến dạng vật liệu (cong-vênh-méo). Ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng sản phẩm.
  • Với những loại thang máng cáp <400mm nên sử dụng tôn dày ≥1.5mm.
  • Với những loại thang máng cáp >400mm nên sử dụng tôn dày ≥2.0mm.

Thang máng cáp mạ kẽm nhúng nóng

Thang máng cáp mạ điện phân

Ưu điểm:

  • Chống ăn mòn, mài mòn cao. Chống gỉ tốt.
  • Bề mặt sản phẩm sau mạ nhẵn mịn, sáng bóng, tạo độ thẩm mỹ cao.
  • Chi phí thấp.

Nhược điểm:

  • Lớp mạ mỏng, độ bền không cao, dễ bị xước.
  • Chỉ có duy nhất một màu sáng bạc của lớp kẽm.

Thang máng cáp tôn ZAM

Ưu điểm:

  • Chi phí rất thấp.
  • Thời gian sản xuất nhanh.
  • Chống ăn mòn, mài mòn cao. Chống gỉ tốt.
  • Bề mặt sản phẩm nhẵn mịn, sáng bóng, tạo độ thẩm mỹ cao.

Nhược điểm:

  • Lớp mạ mỏng, độ bền không cao, dễ bị xước.
  • Chỉ có duy nhất một màu sáng bạc của lớp kẽm.

Thang máng cáp tôn ZAM

Thang máng cáp nhôm tấm

Ưu điểm:

  • Trọng lượng sản phẩm rất nhẹ.
  • Thời gian sản xuất nhanh.

Nhược điểm:

  • Độ bền kém, dễ biến dạng.
  • Có tính thẩm mỹ cao nhưng rất dễ trầy xước trong quá trình thi công.
  • Giá thành rất cao là điểm trừ lớn.

Lưu ý:

  • Ưu điểm quá ít so với nhược điểm khiến nhôm không phải sự lựa chọn tốt. Bởi vậy, không có nhiều đơn vị sử dụng loại vật liệu này làm thang máng cáp.

Thang máng cáp nhôm tấm

Ưu điểm và ứng dụng của thang cáp điện

Ưu điểm

Tính năng an toàn

Mọi loại thang máng cáp đều mang lại sự an toàn cho dây cáp, loại trừ được những rủi ro xước, rách vỏ cáp hay bất cứ tác động nào đến dây cáp bên trong. Bên cạnh đó, việc sử dụng chúng sẽ luôn an toàn cho những nhân viên thi công, lắp đặt hay sử dụng chúng.

Mức độ tin cậy

Hệ thống thang cáp, máng cáp dùng để sắp xếp và quản lý những loại dây cáp điện của công trình với mức độ tin cậy tối đa nhất. Tất cả nhằm tối ưu hóa chất lượng hệ thống luôn đạt chuẩn.

Tiết kiệm không gian

Hệ thống thang máng cáp sẽ luôn tiết kiệm không gian, cải thiện thẩm mỹ của công trình. Mọi dây cáp sẽ được nằm trong máng và tránh tình trạng rối mắt, thiếu tính thẩm mỹ cho các tòa nhà, công trình.

Tiết kiệm chi phí

Mọi chi phí đều được tiết kiệm từ khâu nhân lực, nguyên vật liệu, thiết kế cho đến các khâu vận chuyển lắp đặt.

Tiết kiệm chi phí thiết kế

Thang máng cáp thiết kế rất đơn giản giúp thuận lợi cho hệ thống dây dẫn cáp. Không rườm rà, không cầu kỳ và không đòi hỏi nhiều nguyên liệu, vật liệu để thiết kế. Đảm bảo tiết kiệm chi phí thiết kế.

Tiết kiệm nguyên vật liệu

So với chi phí thiết kế ống dẫn cáp, chi phí những thành phần cần thiết để lắp đặt hệ thống thang máng cáp thấp hơn rất nhiều. Bởi ít các thành phần sẽ giúp làm tiết kiệm được nhiều chi phí hơn trong sản xuất thiết kế. Đặc biệt sẽ dễ dàng xác định được việc đặt hàng, tiếp nhận, lưu trữ cũng như phân phối những thiết bị trong quá trình thực hiện. Người sản xuất sẽ dễ nắm bắt để có thể mua nguyên vật liệu và lắp đặt sao cho phù hợp nhất.

Tiết kiệm thời gian và chi phí lắp đặt

Mọi công việc lắp đặt cũng như thi công thang máng cáp rất đơn giản. Người thực hiện chỉ cần các dụng cụ như tua vít, kìm cắt thép và chìa vặn đai ốc… và mọi thao tác dễ dàng được thực hiện bằng tay, tháo lắp đơn giản.

Các loại hệ thống ống dẫn cáp thường phức tạp, đòi hỏi người thực hiện phải có kinh nghiệm, cần nhiều thời gian, dụng cụ lắp đặt. Đối với hệ thống thang máng cáp thì sẽ không cần thiết và điều này sẽ giúp rút ngắn thời gian thi công và tiết kiệm chi phí lắp đặt hơn.

Tiết kiệm chi phí bảo dưỡng

Vì được thiết kế khép kín và chắc chắn, sự hư hỏng lớp vỏ cách điện của dây dẫn bên trong hệ thống dây điện máng cáp rất ít khi xảy ra. Sẽ xảy ra rất ít trường hợp hư hỏng hay xử cố nên tiết kiệm chi phí bảo dưỡng một cách tối đa nhất.

Thang máng cáp được sử dụng để làm gì?

  • Thang máng cáp thường được dùng trong hệ thống cáp điện của các khu công nghiệp, xưởng sản xuất, tòa nhà, chung cư, bệnh viện…
  • Thang máng cáp dùng để lắp đặt và bảo vệ các loại dây cáp chuyên phân phối điện hay các tín hiệu truyền thông.
  • Thang máng cáp dùng quản lý dây cáp trong công nghiệp, dịch vụ thương mạnh…

Thang máng cáp

Hiện nay, do nhu cầu sử dụng thang máng cáp trong quá trình xây dựng và lắp đặt hệ thống điện của các công trình đang được tăng cao. Nhằm đáp ứng như những gì khách hàng mong muốn thì IEEC Việt Nam nhận sản xuất thang máng cáp theo yêu cầu, đạt tiêu chuẩn thiết kế với chi phí tối ưu nhất.

IEEC phục vụ quý khách hàng 24/7, chúng tôi BÁO GIÁ nhanh chóng thường trong vòng một phút (chậm nhất 24h). Ngoài ra, chúng tôi cũng tư vấn MIỄN PHÍ bất kể một yêu cầu nào từ phía khách hàng.

Chúng tôi tiếp nhận mọi đơn hàng, đảm bảo giao hàng đúng CAM KẾT trong hợp đồng.

Để đảm bảo quý khách có những sản phẩm thang máng cáp đạt tiêu chuẩn thiết kế với chi phí tốt, hãy liên hệ với IEEC Việt Nam ngay hôm nay để nhận BÁO GIÁ MỚI NHẤT vào năm 2020.

Điện thoại: 090 9988 978 (Báo giá nhanh)

E-mail: tgd.ieec.vn@gmail.com (Nhận Mail trong 24h)

Website: IEEC Việt Nam

Note: This article has been modified from the original content for readability and coherence.

Related Articles

Back to top button