Blog

Tiểu buốt: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tiểu buốt

Tiểu buốt là gì?

Tiểu buốt là tình trạng khiến cho người bệnh cảm thấy nóng rát, nhói đau mỗi khi đi tiểu. Đây là kết quả của sự kích thích bàng quang và niệu đạo. Nguyên nhân chủ yếu gây tiểu buốt là nhiễm trùng đường tiết niệu dưới như viêm bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, cũng có thể do nhiễm trùng đường tiết niệu trên như viêm thận, niệu quản.

Tiểu buốt thường xuất hiện ở nữ giới trong độ tuổi từ 20-50 và nam giới ở tuổi cao, ít gặp ở nam giới trẻ do liên quan tới bệnh lý tăng sản tuyến tiền liệt.

Nguyên nhân đi tiểu buốt

Theo các chuyên gia tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu Thận học, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, tình trạng tiểu buốt có nhiều nguyên nhân và rất dễ gây nhầm lẫn:

1. Nhiễm trùng đường tiết niệu

  • Đi tiểu đau rát là một dấu hiệu phổ biến của nhiễm trùng đường tiết niệu (Urinary Tract Infection – UTI). Nguyên nhân thường là do vi khuẩn như E.Coli gây nhiễm trùng từ đại tràng hoặc hậu môn vào đường tiểu. Viêm ở bất kỳ cơ quan nào trong đường tiết niệu như bàng quang, niệu quản, niệu đạo, thận đều có thể gây đau khi đi tiểu.
  • Nữ giới có nguy cơ nhiễm trùng tiểu cao hơn nam giới do cấu tạo niệu đạo ngắn. Những người mang thai hoặc mang kinh cũng dễ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

2. Nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs)

  • Tiểu buốt cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) như mụn rộp sinh dục, bệnh lậu và nấm chlamydia.
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục đôi khi không có triệu chứng rõ ràng, nhưng vẫn có thể lây lan vào đường tiết niệu, gây tiểu buốt. Do đó, người có hoạt động tình dục nên đi xét nghiệm để kiểm soát bệnh tốt hơn.

3. Viêm tuyến tiền liệt

  • Đây là tình trạng đặc thù của nam giới. Khi bị viêm tuyến tiền liệt, người bệnh có biểu hiện tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, đau tức vùng bụng dưới, tuyến tiền liệt căng đau nhiều.

4. Viêm bàng quang

  • Tiểu buốt có thể do viêm bàng quang, viêm niêm mạc bàng quang, viêm bàng quang kẽ… Triệu chứng bao gồm đau và căng ở vùng bàng quang và vùng chậu.
  • Trong một số trường hợp, xạ trị cũng có thể gây đau bàng quang và ảnh hưởng đến các cơ quan khác của đường tiết niệu. Tình trạng này được gọi là viêm bàng quang do bức xạ.

5. Viêm niệu đạo

  • Viêm niệu đạo thường do vi khuẩn tấn công. Tình trạng này không chỉ khiến cho người bệnh đau buốt khi đi tiểu mà còn có thể làm tăng cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên.

6. Viêm mào tinh hoàn

  • Đi tiểu buốt cũng có thể do bị viêm mào tinh hoàn ở nam giới. Mào tinh hoàn nằm ở phía sau của tinh hoàn và có chức năng lưu trữ và vận chuyển tinh trùng từ tinh hoàn.

7. Bệnh viêm vùng chậu (PID)

  • Viêm vùng chậu là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng, thường do vi khuẩn gây nên. Bệnh có thể ảnh hưởng đến ống dẫn trứng, buồng trứng, cổ tử cung và tử cung. Người bệnh có thể bị đau bụng, đau khi quan hệ tình dục, tiểu buốt và một số triệu chứng khác.

8. Tắc nghẽn niệu quản

  • Tình trạng tắc nghẽn niệu quản khiến cho nước tiểu không thoát được ra ngoài, chảy ngược vào thận, gây viêm nhiễm đường tiết niệu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tiểu ít, tiểu buốt, tiểu không sạch…

9. Sỏi đường tiết niệu

  • Sỏi đường tiết niệu hình thành do các tinh thể lắng đọng, là nguyên nhân khiến nước tiểu bị cản trở hoặc đường tiết niệu bị viêm nhiễm. Người bị sỏi đường tiết niệu có thể cảm giác không thoải mái khi đi tiểu và đau nhói.

10. Thuốc

  • Một số loại thuốc như thuốc điều trị ung thư và thuốc kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ là tiểu buốt.

11. Sản phẩm vệ sinh

  • Đôi khi tiểu buốt không phải do nhiễm trùng, mà do các sản phẩm vệ sinh sử dụng hàng ngày ở vùng sinh dục có tính tẩy rửa mạnh, gây kích ứng cho các mô ở âm đạo và dương vật. Hóa chất có trong bột giặt và các sản phẩm vệ sinh khác cũng có thể gây kích ứng và dẫn đến tiểu buốt.

Ngoài ra, có một số yếu tố khác cũng có thể tăng nguy cơ tiểu buốt như: nữ giới, người mắc đái tháo đường, người cao tuổi, người mắc các bệnh về tuyến tiền liệt, phụ nữ mang thai, và những người có đặt ống thông tiểu.

Triệu chứng tiểu buốt thường gặp

Tình trạng tiểu buốt thường có những biểu hiện cảm giác nóng rát, khó chịu khi đi vệ sinh. Nếu đi tiểu buốt và có thêm các triệu chứng sau đây, hãy đến ngay các cơ sở y tế:

  • Cơn đau buốt kéo dài hơn 24 giờ.
  • Cơn đau kèm theo sốt.
  • Vùng kín tiết dịch.
  • Nước tiểu có mùi lạ, lẫn máu hoặc đục.
  • Tiểu buốt có kèm theo đau bụng.
  • Có các bệnh về bàng quang hoặc sỏi thận.
  • Đau ở hông hoặc lưng.

Biến chứng tiểu buốt có thể xảy ra

Tiểu buốt là dấu hiệu của một số bệnh lý đường tiết niệu. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng bao gồm:

1. Viêm bàng quang

Vi khuẩn khiến người bệnh tiểu buốt và tiểu gắt có thể tấn công vào bàng quang gây viêm nhiễm. Vi khuẩn có thể có trong máu hoặc hệ thống bạch huyết. Thông thường, viêm bàng quang do nhiễm trùng tiểu thấp phổ biến hơn.

2. Viêm bể thận

Ngoài tấn công bàng quang, vi khuẩn còn có thể tấn công bể thận làm cho thận bị sưng tấy và có nguy cơ tổn thương không phục hồi. Người bị viêm bể thận dễ chuyển thành mạn tính, đe dọa đến tính mạng.

3. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Từ những dấu hiệu ban đầu là tiểu buốt, người bệnh có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu nếu không được điều trị sớm và đúng phác đồ. Đó là cơ hội phát sinh các biến chứng nguy hiểm liên quan đến hệ tiết niệu và nặng nề nhất là gây tổn thương thận.

Chẩn đoán và khám tiểu buốt

Để điều trị hiệu quả tình trạng tiểu buốt, các bác sĩ cần xác định nguyên nhân gây bệnh để đưa ra các biện pháp phù hợp. Quy trình chẩn đoán và khám bệnh bao gồm:

1. Hỏi bệnh sử

Bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh về các triệu chứng, thời điểm xuất hiện triệu chứng và những biểu hiện kèm theo như sốt, đau lưng, tiết dịch vùng kín, các triệu chứng chứng tỏ tình trạng bàng quang bị kích ứng hay tắc nghẽn. Người bệnh cũng sẽ được hỏi về quan hệ tình dục không an toàn, các phương pháp can thiệp đường tiết niệu hay tiền sử mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch để xác định các yếu tố nguy cơ.

2. Khám toàn thân

Bác sĩ khám da, niêm mạc, khớp tay chân, khám khung chậu để tìm kiếm dấu hiệu của các bệnh viêm khớp, viêm nhiễm phụ khoa. Với nam giới, có thể thăm trực tràng để đánh giá kích thước, đồng nhất, và mềm của tuyến tiền liệt.

3. Xét nghiệm

Người bệnh có thể được yêu cầu thực hiện xét nghiệm nước tiểu, cấy nước tiểu trong phòng thí nghiệm. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu siêu âm, nội soi bàng quang để loại bỏ các yếu tố có liên quan đến u bướu đường tiết niệu.

4. Phương pháp điều trị

Sau khi xác định nguyên nhân gây tiểu buốt, bác sĩ sẽ đề xuất các biện pháp điều trị phù hợp:

5. Dùng thuốc

  • Thuốc kháng sinh sẽ giúp cải thiện tình trạng tiểu buốt do nhiễm khuẩn.
  • Đối với tiểu buốt do bàng quang kích thích, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc làm dịu bàng quang để giảm triệu chứng.
  • Đối với viêm niệu đạo và các bệnh nhiễm trùng phức tạp, người bệnh có thể được dùng thuốc uống. Tuy nhiên, kết quả điều trị bằng thuốc có thể mất thời gian.
  • Đối với viêm tuyến tiền liệt, thuốc kháng sinh thường được chỉ định dùng trong 12 tuần. Ngoài ra, còn có thể kết hợp sử dụng các loại thuốc chống viêm không kê đơn (Ibuprofen) và các thuốc chẹn alpha để giảm căng thẳng cơ quanh tuyến tiền liệt.
  • Các liệu pháp khác bao gồm thay đổi thói quen sinh hoạt, xoa bóp tuyến tiền liệt, tắm nước ấm để giãn các cơ và giúp đường tiểu thông thoáng.
  • Bổ sung nước để làm loãng nước tiểu và hạn chế đau khi tiểu.

Phòng ngừa tiểu buốt

Để tránh gặp phải các hệ lụy sức khỏe liên quan đến tiểu buốt, các bác sĩ Trung tâm Tiết niệu Thận học, Hệ thống BVĐK Tâm Anh khuyến nghị các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Tránh sử dụng các loại bột giặt và dung dịch vệ sinh cá nhân có mùi thơm hoặc chất tẩy rửa mạnh để giảm nguy cơ kích ứng niêm mạc vùng kín.
  • Sử dụng bao cao su hoặc biện pháp bảo vệ khác để ngăn ngừa bị lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục.
  • Vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng, không thụt rửa sâu, và lau khô bằng khăn sạch sau khi rửa.
  • Uống đủ nước, đi tiểu thường xuyên, tránh nhịn tiểu để đẩy vi khuẩn ra ngoài.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tránh thực phẩm và đồ uống có thể kích thích bàng quang như thực phẩm axit cao, caffeine, rượu.
  • Điều trị bệnh đường tiết niệu và bệnh phụ khoa càng sớm càng tốt để giảm triệu chứng tiểu buốt.

Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu của Hệ thống BVĐK Tâm Anh có đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, nội khoa và ngoại khoa, giỏi chuyên môn và tận tâm.

Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Trần Quán Anh và bác sĩ Vũ Lê Chuyên là những chuyên gia hàng đầu trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với đó, còn có các bác sĩ Nguyễn Thế Trường, Tạ Phương Dung, Nguyễn Hoàng Đức, Từ Thành Trí Dũng, Nguyễn Đức Nhuận, Nguyễn Lê Tuyên, Nguyễn Tân Cương, Tạ Ngọc Thạch, Phan Trường Nam…

Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực. Kết hợp với phòng mổ tiêu chuẩn quốc tế, khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao, Trung tâm Tiết niệu Thận học đáp ứng đầy đủ các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu, từ các trường hợp thường gặp đến các ca phẫu thuật kỹ thuật cao.

Để đặt lịch khám và phẫu thuật tuyến tiền liệt với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau:

  • Gọi tổng đài 0287 102 6789 – 093 180 6858 (TP HCM) hoặc 024 3872 3872 – 024 7106 6858 (Hà Nội) để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng.
  • Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham/
  • Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hoặc Fanpage Tiết niệu – Nam học BVĐK Tâm Anh.
  • Nhắn tin qua Zalo OA của BVĐK Tâm Anh.

Tiểu buốt là một trong những biểu hiện thường gặp trong đời sống hàng ngày, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe và những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, mỗi người chúng ta nên dự phòng nguy cơ tiểu buốt bằng lối sống khoa học, dinh dưỡng lành mạnh. Khi có bệnh, nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và điều trị kịp thời, đúng cách, hạn chế nguy cơ biến chứng và tái phát bệnh.

Bổ sung nước

Related Articles

Back to top button