Blog

Tủ an toàn sinh học là gì – 5 Kiến thức để chọn đúng Tủ an toàn sinh học

An toàn sinh học và tủ an toàn sinh học

An toàn sinh học là gì

An toàn sinh học đồng nghĩa với việc ngăn chặn việc sử dụng không đúng mục đích, mất mát, trộm cắp hoặc cố ý phóng thích các chất độc hại, vi khuẩn, vi rút hoặc các vật liệu sinh học khác. Mục tiêu của an toàn sinh học là bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường khỏi tiếp xúc với các tác nhân sinh học.

Tủ an toàn sinh học là gì

Tủ an toàn sinh học là một loại tủ kín trong phòng thí nghiệm, được thiết kế để bảo vệ người sử dụng, mẫu và môi trường khỏi các tác nhân lây nhiễm sinh học. Thiết bị này được sử dụng trong các lĩnh vực như y tế xét nghiệm, y học lâm sàng, sinh học phân tử, nuôi cấy và IVF.

Tại sao cần tủ an toàn sinh học

Tủ an toàn sinh học được sử dụng với mục đích chính là bảo vệ nhân viên và các nhà nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cũng như môi trường xung quanh khỏi các mầm bệnh. Tất cả các khí thải đều được lọc qua bộ lọc HEPA khi thoát ra khỏi tủ, từ đó loại bỏ các vi khuẩn và vi rút có hại. Tủ an toàn sinh học không giống với các thiết bị như Clean Bench hay Laminar Flow Hood, thổi khí thải chưa được lọc về phía người sử dụng và sẽ không an toàn khi làm việc với các tác nhân gây bệnh.

Tiêu chuẩn tủ an toàn sinh học

Có hai tiêu chuẩn chính cho tủ an toàn sinh học. Tiêu chuẩn thứ nhất là NSF / ANSI 49 của Mỹ, mà các sản phẩm phải đáp ứng để được chứng nhận bởi NSF. Tiêu chuẩn còn lại là EN 12469 của Châu Âu, đưa ra các tiêu chí hoạt động cho tủ an toàn sinh học.

Các cấp độ nguy cơ lây nhiễm an toàn sinh học theo CDC

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), có 4 cấp độ (nhóm) nguy cơ an toàn sinh học (BioSafety Level – BSL). Mỗi nhóm yêu cầu các tiêu chuẩn cụ thể về tủ an toàn sinh học, các bước thực hiện trong phòng thí nghiệm và thiết kế phòng thí nghiệm. Các cấp độ nguy cơ sinh học từ BSL-1 đến BSL-4 bao gồm:

4 cấp độ an toàn sinh học

Nhóm nguy cơ 1 (BSL-1)

Nhóm này ít có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng, gồm các vi sinh vật chưa được phát hiện khả năng gây bệnh cho người. Các vi sinh vật trong nhóm này thường không có khả năng gây bệnh cho người hoặc động vật.

Ví dụ: vi khuẩn Bacillus subtilis, Naegleria gruberi

Nhóm nguy cơ 2 (BSL-2)

Nhóm này có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể ở mức độ trung bình, nhưng nguy cơ cho cộng đồng ở mức độ thấp. Nhóm này bao gồm các vi sinh vật có khả năng gây bệnh nhưng ít gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền qua người và có biện pháp phòng và điều trị hiệu quả khi mắc bệnh.

Ví dụ: vi rút Viêm gan B, cúm A/H1N1, khuẩn tả…

Nhóm nguy cơ 3 (BSL-3)

Nhóm này có nguy cơ lây nhiễm cho các thể cao nhưng nguy cơ cho cộng đồng ở mức độ trung bình. Nhóm này bao gồm các vi sinh vật có khả năng gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền qua người và có biện pháp phòng và điều trị hiệu quả khi mắc bệnh.

Ví dụ: vi rút cúm A/H5N1, SARS, vi khuẩn than…

Nhóm nguy cơ 4 (BSL-4)

Nhóm này có nguy cơ lây nhiễm cao cho cá thể và cộng đồng. Nhóm này bao gồm các vi sinh vật có khả năng gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền qua người và chưa có biện pháp phòng và điều trị hiệu quả khi mắc bệnh.

Ví dụ: virus Ebola.

Cấu tạo của tủ an toàn sinh học

Cấu tạo tủ an toàn sinh học cấp 1 – BSC Class 1

Cấu tạo tủ an toàn sinh học cấp 1

Cấu tạo tủ an toàn sinh học cấp 2 – BSC Class 2

Tủ BSC Class II có hai loại: A1 và A2.

Tủ an toàn sinh học cấp 2 A1

Cấu tạo tủ an toàn sinh học cấp 2 A1

Tủ an toàn sinh học cấp 2 A2

Cấu tạo tủ an toàn sinh học cấp 2 A2

Tủ an toàn sinh học cấp 2 B1

Cấu tạo tủ an toàn sinh học cấp 2 B1

Tủ an toàn sinh học cấp 2 B2

Cấu tạo tủ an toàn sinh học cấp 2 B2

Cấu tạo tủ an toàn sinh học cấp 3 – BSC Class 3

Cấu tạo tủ an toàn sinh học cấp 3

Đó là những điểm cần biết về tủ an toàn sinh học. Hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thiết bị này và chọn được tủ an toàn sinh học phù hợp với nhu cầu của bạn.

Related Articles

Back to top button