Xuất khẩu tại chỗ và những vấn đề liên quan
Xuất khẩu tại chỗ đang trở thành sự lựa chọn phổ biến của nhiều doanh nghiệp Việt Nam, song song với hình thức xuất khẩu truyền thống. Xuất khẩu tại chỗ không chỉ giúp tiết kiệm chi phí và thời gian mà còn được hưởng nhiều ưu đãi về thuế xuất.
Xuất khẩu tại chỗ là gì?
Theo định nghĩa thông thường, xuất khẩu đơn giản là bán hàng cho đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, “tại chỗ” có ý nghĩa gì?
“Tại chỗ” nghĩa là giao hàng tận nơi trên lãnh thổ Việt Nam, thay vì phải chuyển hàng ra nước ngoài như trong hình thức xuất khẩu thông thường.
Vậy tại sao lại bán hàng cho nước ngoài và giao hàng trong nước? Đây là vì người mua nước ngoài muốn hàng hóa được giao ngay tại Việt Nam cho đối tác của họ.
Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ
Với khái niệm trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng hàng hóa xuất khẩu tại chỗ bao gồm những loại nào.
Theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC về “Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ”, hàng hóa xuất khẩu tại chỗ bao gồm 3 loại:
- Sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP.
- Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan.
- Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
Thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu tại chỗ
Đối với loại hình xuất khẩu – nhập khẩu tại chỗ, thủ tục hải quan được quy định trong Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Hồ sơ hải quan
Hồ sơ hải quan gồm:
- Tờ khai hải quan
- Hợp đồng mua bán
- Hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT (với doanh nghiệp trong nội địa xuất vào khu chế xuất)
- Chứng từ vận tải
- Chứng từ kiểm tra chất lượng (nếu cần thiết)
- Các chứng từ khác (nếu có)
Thủ tục hải quan
- Bước 1: Doanh nghiệp xuất khẩu khai hải quan
Doanh nghiệp xuất khẩu cần kê khai đầy đủ các thông tin trên tờ khai dựa trên hợp đồng ký với thương nhân nước ngoài có chỉ định giao hàng tại Việt Nam.
- Bước 2: Doanh nghiệp nhập khẩu làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ
Sau khi doanh nghiệp xuất khẩu hoàn thiện tờ khai, doanh nghiệp nhập khẩu cần đến Chi cục Hải quan để đăng ký thủ tục nhập khẩu tại chỗ phù hợp với loại hình xuất nhập khẩu sau khi nhận đủ hàng.
- Bước 3: Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu
Chi cục Hải quan tiếp tục hoàn thiện các giai đoạn bao gồm: nộp tờ khai, tính thuế, niêm phong mẫu hàng (nếu cần), xác nhận đã làm thủ tục, giao doanh nghiệp và lưu trữ hồ sơ, thông báo cho Cục Thuế địa phương nơi theo dõi thuế của doanh nghiệp.
- Bước 4: Doanh nghiệp xuất khẩu
Doanh nghiệp xuất khẩu nhận hồ sơ đã làm thủ tục từ Chi cục Hải quan để đăng ký thủ tục xuất khẩu tại chỗ.
- Bước 5: Chi cục Hải quan làm thủ tục xuất khẩu
Chi cục Hải quan tiếp nhận tờ khai hải quan và các chứng từ khác thuộc hồ sơ xuất khẩu tại chỗ. Sau đó, tiến hành các bước đăng ký tờ khai theo quy định, phù hợp với từng loại xuất khẩu, nhập khẩu và thuế phí (nếu có).
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về hình thức xuất khẩu tại chỗ. Đồng thời, bạn cũng đã biết cần làm gì và thực hiện như thế nào để thành công trong lĩnh vực này. Chúc bạn may mắn!
Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy nhấp Like & Share để bạn bè cùng đọc nhé. Xin cảm ơn bạn!
[Nhận email chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về Logistics, Xuất nhập khẩu, và Thủ tục hải quan]
Và tải tài liệu hữu ích: Danh sách Hãng tàu tại Hải Phòng, Tp. HCM, biểu thuế XNK mới nhất…
Vui lòng nhập địa chỉ email và đánh dấu tick vào các ô xác nhận, sau đó nhấn nút Subscribe.
(Lưu ý: Bạn cần nhập chính xác và xác nhận qua email trước khi nhận file)